Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Cách phòng trừ bệnh lở mồm long móng.

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây bệnh chủ yếu cho động vật móng gõ như lợn, trâu, bò, dê, cừu

Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh.

- Bệnh do một loại virus gây ra, lây lan rất nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh làm gia súc mất sức cày kéo, giảm sản lượng thịt, sản lượng sữa, gây sẩy thai. Tỷ lệ gia súc non mắc bệnh chết lên tới 50- 60%.

- Đặc điểm chủ yếu của bệnh là con vật sốt 40-410C; hình thành mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi vành móng, kẽ móng chân và đầu vú. Mụn nước vỡ ra tạo nên các vết loét ở miệng, con vật chảy nhiều nước bọt, lúc đầu trong sau đục tạo thành sợi. Từ đó con vật ăn ít hoặc bỏ ăn do viêm miệng. Trường hợp mụn nước ở kẽ móng chân vỡ ra, vi khuẩn xâm nhập làm đau chân, đi lại khó khăn. Nếu trường hợp bị nặng, móng chân có thể bị long ra, con vật không đi lại được, buộc phải loại thải. Trường hợp mụn nước ở lỗ đầu vú gây viêm vú. Đối với con vật đang cho chửa có thể bị mất hẳn sữa.

Phòng bệnh.

- Khi có gia súc mắc bệnh phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y không được giết mổ hoặc bán chạy gia súc ốm. Tiêu hủy lợn, dê, cừu mắc bệnh.

- Những vùng có dịch cũ phải tiêm phòng vaccin cho gia súc hàng năm. Cách ly triệt để gia súc mắc bệnh cho đến khi chúng khỏi hẳn.

- Tiêu độc hàng ngày chuồng nuôi, chất thải của gia súc mắc bệnh, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi đặc 10-20%, vôi bột hoặc xút 2%, formol 2%, crezin 5%...

Chữa bệnh.

- Nếu bệnh xảy ra trên miệng thì dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím 0,1% hoặc nước quả chua như chanh, khế, bưởi... bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cần cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

- Bệnh xảy ra ở móng thì nên rửa sạch, sau đó dùng các loại thuốc kháng sinh mỡ, cồn i-ốt, các loại thuốc nam (lá bàng, là phèn đen, than xoan, lá trầu không...) để chống nhiễm trùng kích thích lên da non, chống ruồi muỗi.

Bệnh xảy ra ở vú cần tiến hành vắt cạn sữa thường xuyên, sát trùng mụn loét. Nếu trường hợp con vật bị nặng, dùng kháng sinh như Penixilin, Streptormyxin... để tiêm.

Nguồn:VCN-bannhanong.vietnetnam.net (20/3/2006)


° Các tin khác
• Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi.
• Kinh nghiệm dùng vacxin trong chăn nuôi gia cầm.
• Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc.
• Đàn gà đang khôi phục nhanh, đàn bò sữa giảm mạnh ở Bình Định.
• Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.
• Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb