Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi.

Hiện nay, trong chăn nuôi các nhóm thuốc sát trùng gồm Chlorine, lodophors, Peroxide, Phenol, Quaternary ammonia, Aldehydes... được sử dụng phổ biến.Cách dùng và dùng trong điều kiện môi trường như thế nào cần phải tuân thủ.

1. Nhóm Chlorine, lodophors: Gồm các thuốc sát trùng có chứa chlorine và iodine, iodophor.

- Chlorine: có phổ rộng, diệt được vi khuẩn, virus, nấm, bào tử và tảo. Chloramin T và Chloramin B là 2 loại thuốc sát trùng thuộc nhóm này, thường được pha loãng với nồng độ 2- 5% để phun xịt chuồng trại. Chloramin có tính an toàn cao nên còn dùng sát trùng cục bộ cho gia súc hoặc sát trùng nước uống. Tuy nhiên cần chú ý Chlorine ăn mòn kim loại và làm hư hỏng gỗ, bị mất tác dụng khi môi trường có phân, chất bẩn hữu cơ, do đó nên làm sạch chuồng trại, dụng cụ trước khi sát trùng.

- Iodine và Iodophor: Có đặc tính gần giống với Chlorine, nhưng có hiệu quả diệt bào tử khá hơn. Vime-Iodine là một loại thuốc sát trùng thuộc nhóm này, được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi để sát trùng cục bộ, chuồng trại chăn nuôi, sát trùng nước nuôi thuỷ sản.

2. Nhóm Peroxide, phenol (chất oxy hoá)

Có tính ăn mòn thấp, độc tính thấp nhưng không diệt được virus và cũng không hiệu quả khi có các chất hữu cơ hiện diện. Để tăng khả năng diệt khuẩn người ta thường kết hợp với một số hoá chất khác như Vimekon; để thuốc có thể diệt được hầu hết các loại mầm bệnh và không bị mất tác dụng bởi nước cứng và các chất hữu cơ. Vimekon được sử dụng đa dạng trong chăn nuôi như sát trùng giày ủng, quần áo, phương tiện vận chuyển, thiết bị, nước uống, chuồng trại đang nuôi gia súc, gia cầm...

3. Quarternary Ammonium (Ammonium bậc 4)

Độc tính thấp, không ăn mòn, nồng độ sử dụng thấp, giá tương đối rẻ. Tuy nhiên chỉ tác động chủ yếu đến vi khuẩn, không hiệu quả đối với các virus không vỏ bọc, virus cúm, bào tử, nấm. Hiệu quả tốt hơn khi làm sạch bề mặt đối tượng sát trùng. Các thuốc phổ biến là BKC 80%, BKA, có thể dùng sát trùng chuồng trại gia súc, gia cầm khi trại chưa có dịch hoặc trong vùng bị dịch đe doạ.

4. Aldehydes.

Phổ sát trùng rộng diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, bào tử và ký sinh trùng. Thuốc có hiệu quả cao, ngay cả khi có mặt cặc chất hữu cơ. Tuy nhiên thuốc gây độc cho người và gia súc, không sử dụng khi có gia súc, gia cầm trong chuồng nuôi. Sử dụng phổ biến hiện nay là Formaldehyde (formol) và Protectol (glutaraldehyde), hoặc hỗn hợp giữa glutaraldehyde và Ammonium bậc 4 là Vime- Protex, kết hợp này giúp mở rộng phổ diệt vi khuẩn của glutaraldehyde và giảm nồng độ sử dụng để giảm tác nhân gây độc.

Nguồn:VCN-bannhanong.vietnetnam.net (20/3/2006)

....................................


° Các tin khác
• Kinh nghiệm dùng vacxin trong chăn nuôi gia cầm.
• Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc.
• Đàn gà đang khôi phục nhanh, đàn bò sữa giảm mạnh ở Bình Định.
• Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.
• Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb