Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Kinh nghiệm dùng vacxin trong chăn nuôi gia cầm.

Nên mua vắc xin ở cửa hàng bán thuốc thú y có uy tín, có đủ đều kiện bảo quản vắcxin tốt (có nguồn điện cung cấp ổn định, tủ lạnh chuyên dùng bảo quản vắc xin luôn ở nhiệt độ 2-4 độ C). Khi mua phải xem kỹ chỉ dẫn, thời hạn sử dụng ghi trên nhãn lọ.

Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15-25 độ C) ít nhất 30 phút. Nhiệt độ dưới 25 độ C, vắc xin để được 4- 6 giờ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh. Nhiệt độ 26-30 độ C nên dùng trong 1 đến 2 giờ.

Đối với các loại vắcxin nội như: Lasota gà, Niu-cat-xơn gà, đậu gà, tụ huyết trùng gia cầm, tả ngan, vịt... nên dùng tăng liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn trên nhãn thuốc. Phòng bệnh Gumbro nên dùng vắcxin Gum A (ấn Độ), giá vừa phải, hiệu quả phòng bệnh khá cao, dùng liều 500 con cho 400 con là vừa. Các loại vắcxin do Mỹ, Hà Lan sản xuất rất tốt nhưng quá đắt, chỉ có các trại giống lớn mới có điều kiện sử dụng. Sau khi sử dụng vắcxin 2-4 giờ, gia cầm có biểu hiện hội chứng "nhiễm vắc xin", chậm chạp, ăn kém trong 6-12 giờ thì mới tốt.

Trước và sau khi sử dụng vắcxin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho gia cầm (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắcxin. Hai loại vắcxin khác nhau nên dùng cách nhau ít nhất là 48 giờ. Riêng vắcxin tụ huyết trùng trước khi sử dụng nên lắc kỹ cho phần cặn (vi khuẩn nhược độc) tan đều.

Sử dụng phải đúng cách: ví dụ vắcxin Lasota gà phải nhỏ mỗi con 2 giọt (mắt nọ mũi kia), vắcxin đậu, Niu-cát-xơn gà phải tiêm dưới da (tiêm dưới da cánh, bụng hoặc đùi), vắc xin tụ huyết trùng gia cầm phải tiêm bắp.

Nguồn:VCN-bannhanong.vietnetnam.net (20/3/2006)


° Các tin khác
• Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc.
• Đàn gà đang khôi phục nhanh, đàn bò sữa giảm mạnh ở Bình Định.
• Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.
• Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb