Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.

Giá gia cầm trong nước từ sau Tết vẫn tăng đáng kể. Theo khảo sát của PV.VietNamNet, hiện giá gà ta sống làm sẵn bán tại chợ khoảng 70.000-75.000 đồng/kg, tăng 25.000-30.000 đồng/kg hồi trước Tết.

Giá gà ta tăng do chăn nuôi chưa phát triển mạnh trở lại do lo ngại dịch cúm.

Ở chợ Gia Lâm (Hà Nội), gà ta sống có giá 50.000 đồng/kg; gà công nghiệp khoảng 30.000-35.000 đồng/kg. Sau khi được làm lông, bỏ nội tạng, gà tươi sống đã được bán với mức 70.000-75.000 đồng/kg. Tại các chợ Hàng Bè, chợ 12-9, chợ Thành Công, nhà 91 Núi Trúc (Ngọc Khánh - quận Ba Đình), giá gà ta cũng tăng tương tự, thậm chí còn nhỉnh giá hơn.

Chị Nguyễn Thị Oanh, tiểu thương tại chợ, cho biết, giá gà đã đắt mà còn khan hiếm, muốn mua nhiều để bán cũng khó. Do vậy mà khi được luộc chín, giá gà còn lên đến 110.000 con hơn 1kg, tức khoảng 80.000 đồng/kg.

Các sản phẩm trứng gia cầm cũng tăng. Trứng gà ta 15.000-16.000 đồng/chục, tăng 2.000-3.000 đồng/chục so với dịp Tết Nguyên đán; trứng gà công nghiệp 13.000 đồng/chục.

Theo Trung tâm Thương mại (Bộ Thương mại), tại các địa phương khác trong cả nước, giá thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm cũng tăng cao. Giá thịt gà trong tuần qua tăng 3.000- 4.000 đồng/kg ở Lào Cai. Tại huyện Bát Xát của tỉnh này, thịt gà ta tăng 3.000 đồng/kg, lên 45.000 đồng/kg; ở TP Lào Cai, thị xã Mường Khương tăng 4.000 đồng/kg, lên 50.000 đồng/kg.

Đối với Hải Phòng, giá gia cầm vẫn ở mức cao và có sự chênh lệch rõ rệt giữa các cửa hàng bán gà sạch và các sạp ngoài chợ. Hiện tại, giá gà ta sạch ở mức 70.000 đồng/kg, trứng gà sạch 1.500 đồng/quả, trong khi đó gà ta bán tại các chợ dao động 63.000- 65.000 đồng/kg, trứng 1.300 đồng/quả.

Tại tỉnh Hậu Giang, giá các loại gia cầm làm sẵn khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, gấp đôi so với trước khi có dịch cúm. Khu vực miền Đông Nam Bộ, giá trứng bán buôn là 10.400 đồng/chục, tại khu vực miền Tây 10.500 đồng/chục. Như vậy cộng với chi phí đóng hộp và vận chuyển, giá trứng bán lẻ đến tay người tiêu dùng lên tới 12.500-13.000 đồng/chục, tăng 6.500-7.000 đồng/chục so với hai tháng trước.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho rằng, nguyên nhân khiến giá gia cầm tăng và lượng về chợ ít là do tại một số địa phương chưa triển khai mạnh việc nuôi gia cầm trở lại. Đó là chưa kể ở các thành phố lớn, đông dân cư như Hà Nội, TP.HCM cũng chưa cho phép nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị. TP.HCM còn ngừng nuôi gia cầm đến hết 2/2007. Rất nhiều trang trại chăn nuôi ở các tỉnh hiện cũng mới rục rịch ấp mới gia cầm. Do vậy, lượng gia cầm sống dự báo còn thiếu hụt vài ba tháng nữa.

Yêu cầu chăn nuôi gia cầm trở lại.

Trong công điện phát đi hôm qua (16/3), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm Cao Đức Phát đã yêu cầu các địa phương trong cả nước tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại chăn nuôi gia cầm, song song với việc tăng cường công tác phòng chống dịch.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhắc lãnh đạo các tỉnh, thành tổ chức ngay lực lượng liên ngành kiểm soát chặt việc vận chuyển gia cầm. Tiếp tục đẩy mạnh việc quy hoạch giết mổ tập trung, quy hoạch các chợ buôn bán gia cầm sống, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã, khu đông dân cư; kiên quyết không để tình trạng buôn bán, giết mổ tự do, tiêu thụ gia cầm không qua kiểm soát giết mổ, không có dấu, tem kiểm dịch thú y. Các địa phương biên giới tăng cường kiểm soát và kiên quyết xử lý gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm. Bộ NN-PTNT đã thành lập 6 đoàn công tác đi kiểm tra công tác tiêm phòng tại các địa phương.

Bắt đầu từ 20/3 đến khi kết thúc tiêm phòng vắc-xin đợt I năm 2006, đoàn công tác Viện Thú y sẽ đi kiểm tra các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương; Cục Chăn nuôi kiểm tra tại Lạng Sơn, Quảng Ninh; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đi Hà Nam, Ninh Bình; Viện Chăn nuôi kiểm tra tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ; Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đến Kiên Giang, An Giang. Các tỉnh trọng điểm còn lại Cục Thú y cử cán bộ các Trung tâm Thú y vùng, Trung tâm chuyên ngành thuộc Cục chỉ đạo kiểm tra.

Nguồn:VietNamNet-bannhanong.vietnetnam.net (18/03/2006) 


° Các tin khác
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.
• Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb