Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.

Gần đây, ở Vĩnh Long đã có nhiều hộ dân nuôi thử nghiệm khá thành công ,hiệu quả rất cao mô hình nuôi lươn trên bể cạn.Cách nuôi của các hộ là xây hồ xi măng hay đào một cái bể (hồ) cạn sau nhà, ngoài vườn cây...

Lươn là loài thủy, thịt lươn chứa nhiều chất bổ dưỡng, từ lâu ông bà ta thường dùng thịt lươn để nấu cháo, hay chưng hấp, rán làm món ăn tẩm bổ cho người già, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, máu lươn pha rượu uống chửa bệnh ngứa da, khó ngũ, bệnh cảm cúm.

Ngày nay, với nhu cầu phát triển kinh tế, mở rộng mô hình sản xuất, sản phẩm chất lượng có giá trị kinh tế cao cung cấp thị trường người tiêu dùng và xuất khẩu. Gần đây, ở Vĩnh Long đã có nhiều hộ dân đã nuôi thử nghiệm khá thành công mô hình nuôi lươn trên bể cạn, cách nuôi của các hộ là xây hồ xi măng hay đào một cái bể (hồ) cạn sau nhà, ngoài vườn cây, hồ có diện tích 40 mét vuông, ngang 10 mét dài 20 mét, độ cao 1 mét, âm dưới đất 60cm, khơi mặt đất 40cm, dùng nylon lót phủ phần nền và vách hồ, bên trong hồ dùng gỗ đóng các gọ vuông chứa đất cao khoảng 40cm làm nơi trú ẩn cho lươn, giữa các gọ đất có rãnh nước rộng 30 cm – 40 cm, có ống bơm và thoát nước, lươn sẽ ra máng ăn treo dọc rãnh nước, thức ăn cho lươn hộ nuôi dùng chủ yếu là cua, ốc. Nguồn lươn giống nuôi chọn mua lươn con tự nhiên vào mùa vụ ở nhiều nơi, lươn con có kích cở và trọng lượng trung bình 35 con – 40 con/kg. Nếu chọn lươn giống tốt, kiểm tra nuôi dưỡng đúng kỹ thuật lươn tăng trọng nhanh, nuôi sau 4 tháng bình quân cân được 7con/kg, trọng lượng đạt 100gam – 150gam/con, với giống lươn vàng tăng trọng nhanh đạt từ 200 - 300gam/con, nuôi ít hao hụt thất thoát sẽ cho thu hoạch hiệu quả cao.

Điển hình tại điểm nuôi lươn của hộ chị Nguyễn Thị Thắm, ấp Nhì B xã Chánh Hội – Mang Thít, vào tháng 9 âm lịch năm 2005 gia đình chị đã mua 36,5 kg lươn con thả nuôi, lươn giống lúc thả 40 con – 42 con/kg, giá mua lươn giống là 40.000đ/kg, số con lươn thả khoảng 1.600 con, tính từ thời gian nuôi đến nay được 4 tháng, do chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên tỷ lệ hao hụt không đáng kể, trọng lượng lươn đạt trung bình 7 – 8 con/kg, nếu vớt lươn bán hết thời điểm nầy và tính có hao hụt 40 % thì số lươn còn hơn 1000 con, lươn đạt trọng lượng như trên thì hộ nuôi thu được 150 kg lươn thịt, giá lươn thương phẩm bán là 50.000đ/kg, tổng thu được 7,5 triệu đồng trừ tiền con giống, tiền thức ăn (cua, cá, ốc..) và các vật tư làm bể nuôi khoảng 3 triệu, hộ nuôi còn thu lợi nhuận 3,5 triệu đồng. Hiện chị Thắm dự định để nuôi thêm 2 tháng nửa mới thu bán, lươn lớn bán có giá lợi nhuận cao hơn. Từ ước tính kết quả mô hình nuôi lươn đã nêu, để giúp cho nông dân tiếp cận được mô hình nuôi giống thuỷ sản mới, và phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.

Năm 2006 Trung Tâm Khuyến Nông Vĩnh Long sẽ hỗ trợ 10 điểm trình diễn nuôi lươn cho nông dân 3 huyện (Mang Thít 3 điểm, Trà Ôn 2 điểm và Long Hồ 5 điểm) với kinh phí hỗ trợ tiền con giống là 900 ngàn đồng/điểm, và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân. Mặt khác, theo kỹ sư Nguyễn Văn Đáng cán bộ nông nghiệp huyện Mang Thít đang nuôi thử nghiệm, và Ths Nguyễn Ngọc Lan cùng các KS chuyên môn thuỷ sản (TTKN) khuyến cáo, với mô hình nuôi lươn đang còn mới ở Vĩnh Long, nguồn lươn giống còn hạn hẹp, điều kiện nuôi dưỡng gặp nhiều trở ngại như: nuôi lươn chậm lớn, tỷ lệ thất thoát quá cao, tạo môi trường nuôi và khẩu phần thức ăn chưa phù hợp... vì vậy, hộ nuôi lươn cần tham khảo kỹ về kỹ thuật nuôi, và theo đúng qui trình nuôi được hướng dẫn, để nâng cao được sản lượng, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Nguồn:TTKNQG-bannhanong.vietnetnam.net (15/3/2006) 


° Các tin khác
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.
• Nhiều doanh nghiệp thủy sản VN phải nhập nguyên liệu.
• Đồng bằng sông Cửu Long: tôm chết...nợ chất chồng!
• Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb