Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.

Bây giờ lên Sa Pa, ngoài tận hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành cùng với những sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, du khách còn được thưởng thức món cá hồi duy nhất có ở Việt Nam.

Con cá hồi vân vốn chỉ có ở vùng nước lạnh các nước Bắc Âu như Phần Lan, Na Uy, Thụy Ðiển..., giờ đã có mặt ở Sa Pa. Thạc sĩ Nguyễn Văn Thìn, phụ trách Trại ương giống cá hồi Sa Pa cho biết: Ðầu năm 2005, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Thủy sản) nhập 50.000 trứng cá hồi Vân từ Phần Lan về khảo nghiệm tại trại cá Sa Pa, tỷ lệ trứng nở đạt 95%. Trại cá chuyển giao 14.000 con cá giống đủ tiêu chuẩn cho Công ty TNHH Thiên Hà (thành phố Lào Cai) nuôi thương phẩm tại xã Bản Khoang (Sa Pa). Sau một năm nuôi, cá đạt trọng lượng từ một đến 1,5 kg/con, giá bán tại thị trường Lào Cai từ 140.000 đến 180.000 đồng/kg. Hiện tại, Công ty Thiên Hà có khoảng 10 tấn cá hồi thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở Sa Pa và thành phố Lào Cai. Trong dịp Tết Bính Tuất vừa qua, cá hồi Vân đã có mặt ở một số siêu thị ở Hà Nội, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thịt cá hồi mầu đỏ cà-rốt, không có xương dăm, tỷ lệ thịt phi lê hơn 80%, có hàm lượng lớn chất béo, đạm và đặc biệt là a-xít béo không no (omega 3). Thịt cá hồi nạc, ngọt đậm, thơm, được người ăn ưa thích.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Thìn cho biết thêm: Nuôi cá hồi rất khó, đòi hỏi điều kiện khắt khe, nguồn nước luôn ở nhiệt độ thấp dưới 20oC, phải có dòng chảy, độ ô-xy hòa tan cao. Với điều kiện tự nhiên nằm ở độ cao gần 2.000 m so với mặt biển, nguồn nước lạnh, sạch nên cá hồi Vân ở Sa Pa phát triển rất tốt, tỷ lệ chết thấp, cá lớn nhanh, chất lượng thịt ngon như giống gốc. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia Phần Lan thì đây là một dự án thành công, một cách làm hay của ngành nông nghiệp Lào Cai trong việc khai thác lợi thế tự nhiên, tạo nên hiệu quả kinh tế cao.

Từ thành công trên, vừa qua, Bộ Thủy sản đã quyết định đầu tư 8,6 tỷ đồng để mở rộng và nâng cao năng lực ương nuôi cá giống, tiến tới cho cá hồi Vân đẻ tại chỗ, không phải nhập trứng về ương như hiện nay để giảm giá thành đầu vào. Năm 2006, trại nuôi cá nước lạnh Sa Pa sẽ nhập khoảng 110 nghìn trứng cá hồi vân từ Phần Lan để ương tạo con giống cung cấp cho các cơ sở nuôi thương phẩm trong toàn tỉnh. Hiện nay, trại đang có hơn 10 nghìn con cá hồi cái, trọng lượng hơn 1 kg/con, từ số cá này sẽ lọc ra khoảng 3.000 con tốt nhất để gây thành cá mẹ cho đẻ. Với 1.185 ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản, trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2005 - 2010, Lào Cai xác định cùng với cây chè, ngô, đậu tương hàng hóa và chăn nuôi gia súc thì nuôi trồng thủy sản là một mũi đột phá để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác. Trong năm năm qua (2001 - 2005), nông dân các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi hơn 200 ha ruộng trũng thành ao để nuôi cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, ếch Thái-lan... giúp nhiều gia đình không những thoát nghèo mà còn trở nên giàu có, như gia đình ông Hoàng A Sỉ, dân tộc Giáy ở Cốc San (Bát Xát), ông Vạn Quý Minh, dân tộc Dao ở xã Cốc Lầu (Bắc Hà) thu hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá, tôm càng xanh. Ngoài phát triển nuôi cá hồi, mở ra một hướng khai thác nguồn nước lạnh tự nhiên sẵn có ở vùng cao để góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào, tỉnh Lào Cai đã phối hợp thành phố Hải Phòng đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng trại cá giống Phú Nhuận để bảo đảm cung ứng nguồn cá giống chất lượng tốt, sạch bệnh cho nhân dân vùng thấp nuôi cá thông thường, tạo nguồn thu nâng cao đời sống.

Từ thành công của con cá hồi vân ở Sa Pa, Trung tâm nghiên cứu, phát triển thủy sản Lào Cai đang xúc tiến kế hoạch nuôi cá hồi Vân tại các địa bàn vùng núi cao có khí hậu lạnh như Bát Xát, Bắc Hà..., giúp đồng bào các dân tộc vùng cao xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.

Nguồn:NDOL-bannhanong.vietnetnam.net  (15/03/2006)

 



° Các tin khác
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.
• Nhiều doanh nghiệp thủy sản VN phải nhập nguyên liệu.
• Đồng bằng sông Cửu Long: tôm chết...nợ chất chồng!
• Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.
• Thái Bình: xã
• Năm 2005:Thiệt hại mức độ thấp do cúm gia cầm.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb