Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.

Các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và công nghệ VN) vừa hoàn thiện công nghệ xác định giới tính cho phôi để sản xuất bò sữa cao sản tại Việt Nam.

Đây là đề tài trọng điểm cấp viện, do TS Bùi Xuân Nguyên, Trưởng phòng sinh học sinh sản và phát triển, làm chủ nhiệm. Mục tiêu là nhanh chóng tạo ra nhiều đàn bò thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao, giá rẻ hơn và thay thế một phần bò nhập khẩu.

Theo TS Nguyên, để xác định giới tính cho phôi bò sữa cao sản, trước tiên cần tách 5-10 tế bào từ phôi 5-6 ngày tuổi. Sau đó, kỹ thuật PCR (phản ứng chuỗi polymerase) được sử dụng để nhân các đoạn gien đặc hiệu về giới tính, qua đó biết được phôi đực hay cái. Tỷ lệ sống của phôi sau khi vi phẫu thuật tách tế bào đạt gần 100%.

Cuối cùng, những phôi cái được sử dụng để cấy vào bò Laisind, giống bò tương đối phổ biến ở VN. Trước khi cấy phôi, các chuyên gia phải kích thích, tạo trạng thái động dục đồng pha ở bò mẹ - nghĩa là làm sao để môi trường tử cung của bò mẹ thích hợp với tuổi của phôi.

Cho tới nay, nhóm đã thử nghiệm mô hình cấy phôi chọn lọc loại này cho gần 200 con bò tại Vĩnh Phúc, Củ Chi và Đồng Nai. Đối với mô hình tối ưu, tỷ lệ đẻ của bò đạt 50-55%.

TS Nguyên cho biết để triển khai công nghệ xác định giới tính, trước tiên nhóm đã phải hoàn thiện công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi bò sữa cao sản. Họ dùng tinh bò sữa thích nghi khí hậu nhiệt đới để thụ tinh cho trứng bò sữa cao sản của Mỹ. Những phôi này sẽ phát triển thành bò sữa thích nghi nhiệt đới, cho 7.000-10.000 lít sữa/chu kỳ. Kỹ thuật chọn giới tính và thụ tinh ống nghiệm cũng đã được sử dụng để tạo phôi bò thịt năng suất cao, thích nghi nhiệt đới.

Theo TS Nguyên, mong muốn của nhóm là được hỗ trợ để áp dụng rộng rãi các kỹ thuật này trên quy mô lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Nguồn:VietNam Net-bannhanong.vietnetnam.net (14/3/2006)


° Các tin khác
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.
• Kỹ thuật nuôi nhím.
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.
• Nhiều doanh nghiệp thủy sản VN phải nhập nguyên liệu.
• Đồng bằng sông Cửu Long: tôm chết...nợ chất chồng!
• Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.
• Thái Bình: xã
• Năm 2005:Thiệt hại mức độ thấp do cúm gia cầm.
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh.
• Việt Nam được xuất khẩu 24.000 con cá sấu.
• Làm giàu nhờ nuôi cá chình
• An Giang:đầu tàu phát triển ngành nuôi thủy sản cho ĐBSCL !

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb