Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung .

Hươu đực dùng phối giống (gọi là hươu đực giống) và lấy nhung cần có chế chăm sóc đặc biệt, khẩu phần thức ăn không chỉ đáp ứng cho hươu sinh trưởng phát triển bình thường nhằm thu hoạch nhung, mà còn để hoàn bù và tái tạo khả năng phối giống cho hươu đực.

Chế độ dinh dưỡng.

Hươu đực giống cần cho ăn theo đúng khẩu phần thức ăn đã chỉ định, trong đó các thành phần chất đạm, chất khoáng, vitamin A, D, E là hết sức chú ý. Cụ thể thành phần và lượng thức ăn hàng ngày cho hươu đực giống như sau: 15-20kg thức ăn xanh, 0,5kg thức ăn tinh, 0,5kg thức ăn giàu đạm, 10g premix khoáng, 10g premix vitamin và 10- 15g muối ăn. Trong mùa phối giống, mỗi tuần cho ăn thêm 2- 3 quả trứng gà (không dùng trứng vịt); sau mỗi lần phối giống cho ăn thêm 3-5 quả trứng gà.

Chăm sóc hươu đực phối giống .

Tuổi phối giống tốt của hươu đực là 5-9 tuổi. Ngoại hình con đực giống tốt là có hai tinh hoàn to và đều, gốc sừng to mập, đường kính sừng chỗ lớn nhất đạt 3cm, khoẻ mạnh, không bệnh tật.

Mỗi hươu đực giống chỉ cho phối giống 8- 10 hươu cái trong một năm. Thời gian phối giống (mùa phối giống) trong năm của hươu từ 15 -4 đến 15 -9. Sau mỗi lần giao phối, cho hươu đực nghỉ ít nhất 10 ngày để có điều kiện hồi phục sức khoẻ.

Mùa không phối giống, mùa hè cần tắm chải sạch sẽ cho hươu, chuồng trại thoáng mát; mùa đông che chắn gió giữ ấm chuồng cho hươu, làm độn chuồng cho hươu nằm. Diện tích phù hợp cho hươu đực giống 8- 10m2/con.

Kỹ thuật phối giống.

Do hươu đực giống và hươu cái được nuôi tại các hộ dân xa nhau, hươu đực và cái lạ nhau, khi phối giống đôi khi cũng gặp những trục trặc đáng tiếc. Theo kinh nghiệm các hộ nuôi hươu sinh sản cho biết, hươu cái cứ khoảng 20 ngày động dục một lần, thời gian động dục kéo dài từ 1- 3 ngày, vì vậy xác định thời điểm động dục của hươu cái không khó khăn. Trước động dục khoảng 10 ngày, tiến hành mang hươu cái cần phối giống thả vào chuồng bên cạnh chuồng hươu đực giống. Chăm sóc cả hai con cho đến ngày hươu cái động đực và đạt đỉnh điểm hưng phấn (chính là thời điểm rụng trứng), mở cửa chuồng, hươu đực sẽ sang chuồng hươu cái giao phối. Việc làm này mang lại tỷ lệ thụ thai rất cao. Sau khi giao phối, cần bồi dưỡng chu đáo hươu đực giống.

Sau khi giao phối, nếu con cái đi tiểu ra nước vàng hoặc trắng đục, nằm rặn, con đực bỏ đi nơi khác (đã thoả mãn), chắc chắn hươu cái sẽ thụ thai, song nếu con đực và cái đánh lộn nhau thì tỷ lệ thụ thai sẽ rất thấp, cần nhanh chóng nhốt riêng.

Kỹ thuật cắt nhung hươu đực .

Nuôi hươu đực không chỉ để phối giống mà còn để lấy nhung. Cần cắt nhung đúng kỹ thuật thì hươu mới mau chóng hồi phục để phối giống. Để cắt nhung đảm bảo, trước hết cần thực hiện vết cắt ở vị trí cách chân đế nhung 1cm, dụng cụ cắt phải thật sắc, thao tác cắt nhanh, dứt khoát, khi gần đứt cắt hơi chậm lại một chút để tránh làm xước nhung, sau đó tiến hành cầm máu nhanh cho chân đế nhung. Có hai bài thuốc rất tốt để cầm máu chân đế nhung sau khi cắt.

Bài 1: Mực Tàu (mực Trung Quốc), than củi nghiền mịn, nước đun sôi để nguội, pha thành dung dịch sền sệt. Sau khi cắt nhung xong đắp vào ngay vết cắt, sau đó bọc gạc sạch, dùng tay nắm yên lấy vết đắp trong 3- 5 phút là máu cầm. Đắp xong bên này tiến hành cắt bên kia.

Bài 2: Than lá chuối khô sạch bốp mịn, trôn với dầu lạc thành dạng sền sệt đắp vào vết cắt, sau đó nắm lấy đế sừng 3- 5 phút, vết cắt cũng nhanh chóng cầm máu.

Khi vết cắt thực sự cầm máu, dùng gạc băng và buộc vết cắt lại bằng dây vải sạch. Sau khi cắt nhung hươu, các hoạt động xung quanh chuồng hươu phải nhịp nhàng, tuyệt đối không để người lạ đi vào chuồng hươu làm hươu hoảng sợ húc lung tung, đập vỡ vết thương ảnh hưởng đến vết cắt và gây khó khăn cho việc làm lành vết cắt, ảnh hưởng xấu đến độ lớn của nhung hươu sau này.

Nguồn:VCN-bannhanong.vietnetnam.net (9/3/2006)


° Các tin khác
• Cho vay vốn khôi phục nuôi gia cầm.
• Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
• Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.
• Nhiều doanh nghiệp thủy sản VN phải nhập nguyên liệu.
• Đồng bằng sông Cửu Long: tôm chết...nợ chất chồng!
• Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.
• Thái Bình: xã
• Năm 2005:Thiệt hại mức độ thấp do cúm gia cầm.
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh.
• Việt Nam được xuất khẩu 24.000 con cá sấu.
• Làm giàu nhờ nuôi cá chình
• An Giang:đầu tàu phát triển ngành nuôi thủy sản cho ĐBSCL !
• Cần 7.900 tỷ để đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
• Hưng Yên: bò sữa chưa ngọt đã đắng!
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Các nước tăng cường biện pháp chống dịch cúm gia cầm.
• Thái Lan cấm nhập khẩu giống gia cầm từ EU
• JICA giúp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ.
• Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb