Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Phú Thọ: nuôi ong - một nghề giúp nông dân thoát nghèo,làm giàu

Nuôi ong lấy mật là một nghề đang phát triển mạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

Thị trấn Hạ Hòa (huyện Hạ Hòa) có diện tích tự nhiên 10,14km2. Trong đó diện tích cây ăn quả chiếm 168ha gồm nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu là vải - xoài - nhãn. Đây là những lợi thế cho việc nuôi ong lấy mật của thị trấn. Nghề nuôi ong ở đây đã phát triển từ rất lâu với nhiều hình thức nuôi cổ truyền, nuôi cải tiến. Nhưng chủ yếu là do tự phát chưa có sự hướng dẫn, đầu tư về khoa học kỹ thuật vì vậy mà năng suất chất lượng thấp.

Xác định thế mạnh của địa phương từ nghề nuôi ong lấy mật. Năm 2002, Câu lạc bộ nuôi ong thị trấn Hạ Hòa được thành lập, lúc đầu chỉ có 5 đến 7 hội viên tham gia là những cán bộ công chức nghỉ hưu, hội viên cựu chiến binh. Câu lạc bộ (CLB) đã xây dựng quy chế hoạt động mang tính tự nguyện và được tập huấn kỹ thuật về chăm sóc phòng trừ dịch bệnh. Để xây dựng quỹ, mỗi hội viên phải đóng 50.000 và phải có từ 4 đàn 5 đàn ong mới được tham gia vào CLB. Đến nay CLB đã có 41 hội viên tham gia trong đó có 70% là cựu chiến binh, cán bộ công chức đã nghỉ hưu, còn lại đang tham gia lao động sản xuất, công tác ở các đoàn thể ở thị trấn hội viên cao tuổi nhất là 80 tuổi.

Đây là một nghề nhẹ nhàng lại phù hợp với nhiều lứa tuổi, chỉ cần một số cây ăn quả khi nở hoa không bị mưa thì năng suất mật rất cao. Bình quân một đàn ong từ 4 đến 5 cầu thì thu được từ 8 lít đến 10 lít mật. Giá bán ra thị trường từ 50 đến 60 nghìn đồng/1lít, nếu người nuôi ong biết cách khai thác chỉ sau vài tháng đã thu đủ gốc và bắt đầu có lãi. Chính từ hiệu quả kinh tế này mà đến nay CLB nuôi ong của thị trấn Hạ Hòa đã phát triển lên đến 371 đàn, bình quân 9 đàn/hội viên. Trong 10 tháng qua, CLB đã bán được 124 đàn ong, khai thác được 1.457 lít mật doanh thu đạt 145.980.000đ. Nhờ vậy đã góp phần nâng cao mức sống cho các gia đình hội viên, nhiều hộ đã vươn lên khá giàu.

Nguồn:TTXVN-bannhanong.vietnetnam.net (7/3/2006)


° Các tin khác
• Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.
• Nhiều doanh nghiệp thủy sản VN phải nhập nguyên liệu.
• Đồng bằng sông Cửu Long: tôm chết...nợ chất chồng!
• Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.
• Thái Bình: xã
• Năm 2005:Thiệt hại mức độ thấp do cúm gia cầm.
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh.
• Việt Nam được xuất khẩu 24.000 con cá sấu.
• Làm giàu nhờ nuôi cá chình
• An Giang:đầu tàu phát triển ngành nuôi thủy sản cho ĐBSCL !
• Cần 7.900 tỷ để đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
• Hưng Yên: bò sữa chưa ngọt đã đắng!
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Các nước tăng cường biện pháp chống dịch cúm gia cầm.
• Thái Lan cấm nhập khẩu giống gia cầm từ EU
• JICA giúp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ.
• Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb