Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Cá tra, ba sa ĐBSCL tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao.

Nhiều nhà chuyên môn nhận định, do nhu cầu xuất khẩu thủy sản đầu năm 2006 thuận lợi, giá xuất tăng 10- 15%.Giá cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL tiếp tục tăng theo hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng giá, nhà máy điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, còn chính quyền địa phương lo lắng khi hàng loạt hộ ùn ùn đào ao nuôi cá…

“Sốt” cá nguyên liệu.

Ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… chuyện con cá tra, cá ba sa được nhiều người bàn tán rôm rả từ quán cà phê đến quán nhậu. Không vui sao được, khi giá cá tra thoát khỏi thời kỳ ảm đạm kéo dài và đang tăng cao.

Cá được giá, thị trường hút hàng, nhiều nhà máy chạy đôn chạy đáo tìm mua nguyên liệu. Còn người nuôi thì dè dặt chưa vội bán sớm, muốn để cá lại chờ giá tăng thêm.Ông Ba Liền, ở cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ) mừng ra mặt: “Tui vừa bán hầm cá tới 200 tấn, thương lái cân tại chỗ trả tiền ngay với giá 13.600 đồng/kg; trừ chi phí còn lời khoảng 700 triệu đồng…”.

Cạnh đó, hầm cá của anh Út Em khoảng 400 tấn, con nào con nấy gần cả ký. Mấy ngày nay, các nhà máy chế biến ở An Giang và Đồng Tháp tìm đến hỏi mua với giá 13.500 - 13.800 đồng/kg. Trong khi giá thành vụ này khoảng 10.000 đồng/kg, lời được 3.500 – 3.800 đồng/kg, gỡ dư nợ vụ lỗ năm ngoái…

Dân cù lao Tân Lộc nhộn nhịp hẳn lên về chuyện trúng giá cá tra thu lời bạc tỷ! Tuy nhiên, sản lượng cá hiện nay không nhiều, bởi phần lớn nông dân lỗ lã vụ trước, đâm ra ngán ngẩm và chưa có vốn đầu tư.

Dọc theo xã Thới Thuận, Vĩnh Trinh… người nuôi cũng đang rất phấn khởi. Số hộ xuất hầm từ 100 tấn trở lên đều thu lời 300 – 350 triệu đồng. Trong khi đó, nhiều hộ dân ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… luyến tiếc khi lượng cá còn lại rất ít. Theo tính toán của Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, nếu thời điểm này năm ngoái mỗi tháng cá đến lứa bán từ 14 – 15 ngàn tấn; nay chỉ còn khoảng 11 ngàn tấn, giảm khoảng 4 ngàn tấn(!?).

Hiện tại, 10 nhà máy chế biến thủy sản của An Giang cần khoảng 600 tấn cá/ngày, tuy nhiên số lượng mua được chẳng là bao, một số nhà máy buộc lòng phải giảm công suất từ 15 – 20% trở lên. Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp nói: “6 nhà máy chế biến cá tra ở tỉnh không đủ nguyên liệu hoạt động nhiều ngày liền, một số công nhân phải tạm nghỉ. Tình hình này khả năng còn kéo dài từ 5 – 6 tháng tới”.

Nhiều nhà chuyên môn nhận định, do nhu cầu xuất khẩu thủy sản đầu năm 2006 thuận lợi, giá xuất tăng 10- 15%. Hiện tại, giá cá phi lê xuất khẩu dao động ở mức 2,8 USD – 3,2 USD/kg, các doanh nghiệp tiếp tục đàm phán đẩy giá lên nữa. Từ đó cho thấy, giá cá tra, cá ba sa sẽ còn tăng lên 14.000 đồng/kg, thậm chí 14.500đồng/kg, trong thời gian tới.

Còn nhiều nỗi lo.

Theo dõi thị trường cá tra, cá ba sa nhiều năm, ông Bửu Huy – Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh Afiex An Giang nhận định: “Mấy năm nay, cá tra cứ tăng – giảm theo chu kỳ; nếu năm trước sụt thê thảm thì đầu năm sau tăng cao. Giá cá dao động ở mức trên dưới 13.000đồng/kg là chấp nhận được, còn sụt xuống dưới 10.000 đồng/kg thì dân lỗ; ngược lại tăng trên 14.000đồng – 15.000đồng/kg rất khó cho nhà máy”.

Các doanh nghiệp cho rằng, vấn đề cấp bách lúc này là ngành chức năng cần tuyên truyền để bà con chấp nhận bán cá, không nên trữ quá lâu cá sẽ dư ký và làm giảm chất lượng. Điều này dẫn đến thiệt hại cả đôi bên. Riêng doanh nghiệp sẽ tìm đối tác nâng giá xuất khẩu lên càng cao càng tốt, tránh tình trạng tự ý hạ giá làm xáo trộn thị trường.

Điều khiến người ta lo lắng là nông dân ĐBSCL đang ùn ùn đào ao, vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi cá. Giá con giống loại 1,2 phân/ con tăng lên 400 đồng/ con; loại 1,5 phân/con giá 650 đồng/con, tăng 200 đồng/con so với vài tháng trước. Hàng loạt cơ sở sản xuất cá giống ở Hồng Ngự (Đồng Tháp); Châu Đốc (An Giang)… không đủ cung, nhiều nơi giống kém chất lượng vẫn có người mua (!?).

Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp trăn trở: “Chúng tôi đã khuyến cáo người dân không nên thả nuôi quá nhiều vào lúc này, sẽ dẫn đến tình trạng thừa nguyên liệu, người dân sẽ lãnh đủ! Dù vậy, nhiều hộ vẫn làm”. Chủ trương của Đồng Tháp trong năm 2006 là ổn định khoảng 120.000 – 130.000 tấn cá nguyên liệu, cố gắng nuôi 80% cá sạch chất lượng cao. An Giang giữ sản lượng từ 160.000 - 180.000 tấn, không khuyến khích thêm diện tích.

Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Cá sạch, cá sinh thái được tập trung nuôi. Theo đó, các doanh nghiệp như Nam Việt, Afiex, Agifish… lập hội nuôi cá sạch có bao tiêu đầu ra. Phải khống chế bằng biện pháp kinh tế, liên kết chặt giữa người nuôi và doanh nghiệp mới ổn định được nghề cá”.

Các tỉnh ĐBSCL cũng vừa ngồi lại thống nhất quan điểm phát triển nghề cá theo hướng nuôi sạch chất lượng cao. Theo đó, sẽ làm thương hiệu cho cá tra, ba sa, khống chế số lượng. Doanh nghiệp và nông dân đóng vai trò chính giữa nuôi và tiêu thụ, ngành nông nghiệp và hiệp hội sẽ hỗ trợ… Dù vậy, người ta vẫn thấy lo khi việc liên kết “4 nhà” nói thì dễ, nhưng làm thì khó…


Nguồn:VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net ( 07/03/2006)


° Các tin khác
• Chọn giống gà nuôi sau dịch.
• Phòng trị bệnh cho ba ba, rùa .
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Vũng Liêm phát triển đàn bò hướng thit.
• Nhiều doanh nghiệp thủy sản VN phải nhập nguyên liệu.
• Đồng bằng sông Cửu Long: tôm chết...nợ chất chồng!
• Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.
• Thái Bình: xã
• Năm 2005:Thiệt hại mức độ thấp do cúm gia cầm.
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh.
• Việt Nam được xuất khẩu 24.000 con cá sấu.
• Làm giàu nhờ nuôi cá chình
• An Giang:đầu tàu phát triển ngành nuôi thủy sản cho ĐBSCL !
• Cần 7.900 tỷ để đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
• Hưng Yên: bò sữa chưa ngọt đã đắng!
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Các nước tăng cường biện pháp chống dịch cúm gia cầm.
• Thái Lan cấm nhập khẩu giống gia cầm từ EU
• JICA giúp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ.
• Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.
• Doanh nghiệp cân nhắc việc nộp đơn xem xét mức thuế kiện phá giá tôm.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb