Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Con tôm Việt Nam lại bị làm khó.

Ngày 28/2, nguyên đơn trong vụ kiện chống bán phá giá tôm là Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) đã nộp đơn yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiến hành xem xét hành chính (review) để tính lại mức thuế chống bán phá giá đối với toàn bộ các công ty Việt Nam có hoạt động sản xuất và xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ trong thời gian từ ngày 16/7/2004 đến 31/1/2006.

Trước mắt, việc xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn diễn ra bình thường.

Cuối tuần qua, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Ủy ban Tôm Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã có cuộc họp để nhận định tình hình, cũng như bàn biện pháp chuẩn bị theo đuổi tiếp vụ kiện chống bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Hầu hết các doanh nghiệp nằm trong vụ kiện đều đưa ra nhận định: Con tôm Việt Nam lại bị làm khó!

54 doanh nghiệp bị đề nghị xem xét lại mức thuế.

Theo VASEP, đây là một “khâu” trong tiến trình của cả vụ kiện nên sự việc đã được các doanh nghiệp tiên liệu trước. Tuy nhiên, vấn đề các doanh nghiệp hiện đang lo lắng là mức thuế sẽ bị tăng thêm nếu việc xem xét hành chính không được DOC xem xét một cách công bằng, không tính đến những ưu thế của ngành công nghiệp tôm Việt Nam có được.

Theo Chủ tịch Ủy ban Tôm Việt Nam, ông Trần Thiện Hải, có thể lý do mà SSA yêu cầu DOC xem xét hành chính lại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam là vì họ cho rằng mức thuế chống bán phá giá đã áp cho các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.

Nếu đúng như vậy, đây thực sự sẽ là một khó khăn cho con tôm Việt Nam khi muốn cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Bởi nằm trong danh sách phải xem xét lại mức thuế theo yêu cầu của SSA, Việt Nam có 54 doanh nghiệp, trong số này có doanh nghiệp hiện phải chịu mức thuế chống bán phá giá vào Mỹ thấp nhất là 4,3% và cao nhất lên tới 26%.

“Những doanh nghiệp chịu thuế cao thời gian qua hầu như không xuất tôm vào Mỹ. Trường hợp xấu nhất xảy ra nếu việc tính toán lại mức thuế không công bằng, tăng cao hơn, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp khác phải rời bỏ thị trường Mỹ”- một quan chức của VASEP nói.

Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ vẫn bình thường.

Phó tổng thư ký VASEP, ông Trương Đình Hòe, nhận định: Trước mắt, việc xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn diễn ra bình thường. Còn mức thuế suất có bất lợi hay không do tác động của việc tính lại mức thuế chống bán phá giá phải sau 1 năm rưỡi nữa. Vì tiến trình của việc xem xét hành chính này rất phức tạp, cần có nhiều thời gian.

Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp, dù sao đi nữa đây cũng là tin không tốt đối với bản thân doanh nghiệp và người nuôi tôm. Bởi hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ khoảng 50% tôm xuất khẩu của Việt Nam. Sự việc này có thể tác động làm các nhà nhập khẩu tôm ở Hoa Kỳ hạn chế giao dịch mua bán tôm với Việt Nam để giảm thiểu rủi ro. Khi đó giá tôm trong nước sẽ bị giảm do tác động dây chuyền.

Ông Hòe cho biết, ngày 8/3 tới, VASEP và Ủy ban Tôm Việt Nam cùng các doanh nghiệp sẽ nhóm họp một lần nữa để bàn tính việc thuê luật sư nước ngoài tư vấn cho các doanh nghiệp vì việc xem xét hành chính được giải quyết theo luật Hoa Kỳ nên sẽ rất phức tạp.

“Chúng tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp có liên quan tới vụ kiện sẽ tập trung hoàn tất sổ sách theo quy định của DOC. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với nhau để có giải pháp thích hợp ứng phó với những diễn biến mới của vụ kiện”- Chủ tịch VASEP, ông Hồ Quốc Lực, nói.

Nguồn:VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net ( 06/03/2006 )


° Các tin khác
• Diễn biến cúm gia cầm ở các châu lục Á-Âu.
• Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
•  Năm 2006:Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở!
• ĐBSCL:Đầu tư, trang bị máy PCR kỹ thuật cao kiểm tra bệnh tôm nuôi.
• Thái Bình: xã
• Năm 2005:Thiệt hại mức độ thấp do cúm gia cầm.
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh.
• Việt Nam được xuất khẩu 24.000 con cá sấu.
• Làm giàu nhờ nuôi cá chình
• An Giang:đầu tàu phát triển ngành nuôi thủy sản cho ĐBSCL !
• Cần 7.900 tỷ để đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
• Hưng Yên: bò sữa chưa ngọt đã đắng!
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Các nước tăng cường biện pháp chống dịch cúm gia cầm.
• Thái Lan cấm nhập khẩu giống gia cầm từ EU
• JICA giúp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ.
• Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.
• Doanh nghiệp cân nhắc việc nộp đơn xem xét mức thuế kiện phá giá tôm.
• Thụy Sĩ
• Nghêu thương phẩm xuất khẩu hút hàng.
• Thêm một doanh nghiệp thành lập hội nuôi cá sạch.
• Vì sao cúm gia cầm phát triển mạnh khi trời lạnh?
• Ấp trứng giống,nuôi mới gia cầm trở lại.
• Nông dân Nghệ An phát triển hiệu quả nghề nuôi bò, lợn.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb