Chưa giảm nghèo đã mất bò... thiếu sữa! ?
Tỉnh Hà Tây đã xây dựng chương trình phát
triển chăn nuôi bò sữa đến năm 2010 và có chính sách đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vay từ ngân hàng mỗi con bò sữa 1,5 triệu đồng, hỗ trợ
con bê đực đẻ ra 200 ngàn đồng... Thế nhưng, như xe xuống dốc không phanh, đàn
bò sữa suy giảm rất nhanh, người nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ bán
tháo bò chuyển hướng sang nuôi bò thịt, nhiều hộ vay Ngân hàng, vay Quỹ Hỗ trợ
phát triển đều nợ đọng chưa trả được dẫn đến nợ treo, nợ khất
lần.
Từ giữa năm 2004 đến nay, đàn bò của tỉnh ta liên tục giảm, số phận con
bò sữa trở nên long đong. Đã có thời gian từ năm 2000 đến năm 2003, bò sữa lên
ngôi được người chăn nuôi ca ngợi nên nhiều hộ chọn và đầu tư cơ nghiệp vào con
bò sữa với hy vọng để làm giàu. Người ta ví chăn nuôi bò sữa là một nghề và để
xóa đói giảm nghèo, để tạo việc làm, cải thiện đời sống và để làm giàu...
Tỉnh Hà Tây đã xây dựng chương trình phát triển chăn
nuôi bò sữa đến năm 2010 và có chính sách đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh
hỗ trợ lãi suất vay từ ngân hàng mỗi con bò sữa 1,5 triệu đồng, hỗ trợ con bê
đực đẻ ra 200 ngàn đồng... Thế nhưng, như xe xuống dốc không phanh, đàn bò sữa
suy giảm rất nhanh, người nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ bán tháo bò
chuyển hướng sang nuôi bò thịt, nhiều hộ vay Ngân hàng, vay Quỹ Hỗ trợ phát
triển đều nợ đọng chưa trả được dẫn đến nợ treo, nợ khất lần.
Người chăn nuôi bò sữa trở nên điêu đứng vì sao: Theo các nhà
chuyên môn cho rằng: Việc tiêu thụ sữa “đầu ra” không thuận lợi, giá sữa thu mua
thấp, trong khi đó giá thức ăn tinh tăng nhanh, người chăn nuôi không dám đầu
tư, dinh dưỡng cho bò thiếu, sản lượng sữa tụt xuống, bò kém sữa trông thấy. Bò
sữa lại cần chăm sóc trong khi kỹ thuật chưa đáp ứng, bò bị bệnh ký sinh trùng
đường máu, bệnh viêm vú, việc vắt sữa chưa đúng kỹ thuật. Công tác thú y điều
trị dịch bệnh chưa kịp thời. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển chăn nuôi
bò sữa không cụ thể, rõ ràng, thiếu thức ăn thô do chưa bố trí diện tích trồng
cỏ phục vụ chăn nuôi thỏa đáng. Khâu đầu tư vốn cũng chưa được quan tâm, nhiều
hộ chắt chiu tiền vốn mua 1-2 con bò nuôi kiểu quảng canh hiệu quả rất thấp. Vào
những năm 2002-2003, phong trào chăn nuôi bò sữa quá mạnh, bò sữa bị đẩy lên giá
cao, nhiều hộ đổ xô đi mua bò, đến nay giá bò hạ gần một nửa làm cho những hộ
nuôi bò thấy mất tiền đi trông thấy. Đến thời điểm hiện nay, khi thịt bò đắt
giá, nhiều hộ thấy thế lại chạy xô sang nuôi bò lai sind, bò thịt, bán vốn bò
sữa dẫn đến tình trạng bò sữa mất giá, ế ẩm.
Đã đến lúc cần có biện pháp khẩn cấp cứu lấy đàn bò sữa, khôi
phục lại nghề chăn nuôi bò sữa, đòi hỏi phải có giải pháp hữu hiệu. Cần tuyên
truyền xác định chăn nuôi bò là phải thâm canh, yêu cầu các hộ phải có vốn lớn
và cần đầu tư chuyển giao tiến bộ KHKT, áp dụng kiểu chăn nuôi quy mô, tập trung
tạo vùng nguyên liệu. Các hộ có điều kiện mới nên nuôi bò sữa, mỗi hộ phải nuôi
từ 4-7 con đi liền với quy hoạch vùng trồng cỏ, xây chuồng trại xa khu dân cư,
đảm bảo vệ sinh. Các nhà kỹ thuật cần bổ sung và hướng dẫn quy trình kỹ thuật
chăn nuôi bò sữa cho nông hộ, phải đáp ứng đủ dinh dưỡng, đủ thức ăn tinh, thức
ăn thô cho bò theo từng giai đoạn chu kỳ của bò thì sản lượng sữa mới đạt cao.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bò sữa quan
tâm đầu tư vào khâu sản xuất bò giống đạt yêu cầu về chất lượng đàn bò giống
cung cấp cho thị trường. Nếu không có các biện pháp kịp thời thì đàn bò sữa ngày
càng mai một, suy giảm trong khi đó sữa cho tiêu dùng lại thiếu, phải nhập khẩu,
dẫn đến tình trạng phong trào nuôi bò sữa đi xuống, mất hết bò sữa, nhà máy lại
thiếu sữa sản xuất thì thiệt cả đôi đường.
Nguồn:HTOL-bannhanong.vietnetnam.net (4/3/2006)
|