Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Làm giàu nhờ nuôi cá chình

"Ông Vốn tin rằng mai đây cá chình ở xã Phú Lộc sẽ trở thành con cá xoá đói giảm nghèo cho xã nghèo nhất huyện này."

Suốt một đoạn kênh dài hàng cây số ở ấp Phú Yên và rải rác ở các ấp khác trong xã Phú Lộc có rất nhiều lồng bè nuôi cá neo đậu dọc theo dòng kênh. Tuy nhiên, đây không phải là những lồng bè nuôi cá tra - ba sa, mà là những lồng bè nuôi cá chình.

Các hộ chăn nuôi ở đây cho biết: đây là loại cá nuôi "một vốn bốn - năm lời", thức ăn thì dễ tìm và cách nuôi cũng đơn giản. Đến xã Phú Lộc, chắc chắn mọi người sẽ được nghe nói nhiều về nghề nuôi cá chình đang phát triển mạnh mẽ ở nơi này.

Chị Trần Thị Thuỷ ở ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, huyện Tân Châu hồ hởi cho biết: "Nuôi cá chình ham lắm, ít hao hụt mà lại rất dễ nuôi, dễ bán, đúng là một vốn bốn lời. Giá bán đối với loại cá có trọng lượng từ 1 kg trở lên là 260.000 - 270.000 đồng/kg; loại 3-4 kg là 300.000 đồng/kg, có bao nhiêu lái cân hết bấy nhiêu. Qua 5 năm nuôi cá chình, tôi chưa bao giờ gặp cảnh ế hàng dội chợ".

Loài cá "một vốn bốn lời".

Phú Lộc là một xã thuần nông chỉ sống dựa vào cây lúa là chính, nên 23% dân cư trong xã thuộc diện nghèo. Khi thu hoạch vụ lúa hè thu xong thì nước lũ đã tràn đồng, việc bắt ốc hái rau vào mùa nước nổi chỉ kiếm sống qua ngày, chứ thoát nghèo thì khó. Mong muốn tìm kiếm công việc gì đó làm ra tiền, để có của ăn của để luôn canh cánh trong lòng hai vợ chồng anh Nguyễn Vô Kỵ và chị Trần Thị Thuỷ.

Trong một lần xem trên tivi, thấy ở huyện Chợ Mới người ta nuôi cá chình lời quá, anh Kỵ bàn với vợ đi học hỏi kinh nghiệm để nuôi. Thật ra thì bà con ở Chợ Mới cũng chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong nghề mới này, họ đang vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trở về nhà, anh Kỵ quyết định đóng lồng bè nuôi thử lứa cá đầu. Gom được mớ vốn, theo lời hướng dẫn, anh đi Tp.HCM tìm mua cá chình giống.

Anh nhớ lại: "Đó là vào năm 1999, cá chình giống lúc ấy là 120.000 đồng/kg, tôi mua 55 kg cá giống, loại 9-10 con/kg về thả nuôi. Do mới nuôi nên chưa hiểu biết, một số cá chui qua kẽ lồng bè đi mất, một số bị chết. Sau một năm thả nuôi đến khi bắt lên bán chỉ còn lại 50 con cá, bán với giá 170.000 đồng/kg, thế mà không lỗ.

Sau lần nuôi đầu không thành công, anh Kỵ nghỉ nuôi một năm, nhưng sau đó anh lại suy nghĩ: tuy thất bại nhưng thực ra vẫn không lỗ, như vậy nếu mình khắc phục được việc cá đi và cá chết thì chắc sẽ rất lời.

Nghĩ đi nghĩ lại, anh quyết định đi tìm mua cá giống về thả nuôi lại. Trong lần nuôi trước quan sát th y cá chui đi được là do những kẽ hở của lồng bè, nên trong lần nuôi này anh dùng lưới bao bọc bên trong lồng bè thật kín, giữ không cho cá thoát ra ngoài.

Ngoài ra, trước đây trong lồng không có ổ cho cá ở nên vào ban đêm cá lội rất dữ, khiến sáng ra cá chết nhiều, rồi thì bệnh bọ cá cũng là nguyên nhân làm cá chết. Để trị bệnh cho cá cũng vừa làm ổ cho cá ở, anh thử dùng các bài thuốc dân gian như: chặt cây lăng, cây duối, cây bứa, dây giác ... thả vô lồng làm ổ, kết quả cá không lội nhiều nữa lại còn ít bệnh. Tỉ lệ sống đạt từ 85 - 90%, kể từ lần nuôi thứ hai thành công mỹ mãn. Trừ tất cả chi phí, anh lãi gần trăm triệu. Quả đúng là một vốn bốn lời.

Thời gian đầu chỉ một mình gia đình chị Thuỷ - anh Kỵ nuôi, sau thấy vợ chồng chị nuôi thành công, bà con trong xóm rủ nhau nuôi, bây giờ cả p Phú Yên tất cả những hộ có khả năng đều thả nuôi cá chình. Vốn đầu tư để đóng một lồng bè kích thước dài rộng 2,5m x 3m, sâu 2,4 m khoảng 3, 5 - 4 triệu, thời gian sử dụng khoảng 7 năm.

Với thể tích lồng bè như trên, chị Thuỷ thả 145 kg cá giống, loại 10 con/kg, cá giống giá 240.000 đồng/kg. Sở dĩ giá cá chình giống mắc vì con giống hiện tại VN chưa sản xu t nhân tạo được, do vậy còn lệ thuộc vào nguồn cá giống trong thiên nhiên do bà con ngư dân ở vùng biển Qui Nhơn, tỉnh Bình Định câu ngoài biển, thương lái mua gom về Tp.HCM, người chăn nuôi tới đây mua, nhưng phải đặt hàng trước vài ngày họ mới có cá con giao.

Loại cá 10 con/kg thả nuôi khoảng 1 năm đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên thì xuất bán. Để có 1 kg cá thịt thì tiêu tốn 4-5 kg thức ăn. Thức ăn cho cá chình là cá linh và các loại cá hủn hỉn, hoặc cá biển nhỏ, mỗi ngày cho ăn một lần, vào mùa nước nổi mồi cá rẻ thì cho ăn thêm một lần vào ban đêm để cá mau lớn. Hiện lồng của chị Thuỷ cá đã trên 1 kg, nhưng chị chưa bán vì bây giờ đang là mùa nước lên, mồi cho cá ăn r t dễ tìm mà lại rẻ, chỉ 2.000-2.500 đồng/kg, nên chị định tới khi nào nước rút mới xu t bán. Cá càng lớn càng dễ bán mà giá lại cao hơn cá nhỏ.Với những thành công trên, chị Thuỷ đang có kế hoạch đóng thêm lồng bè thả nuôi cá chình.

Nhân rộng mô hình nuôi cá chình.

Sau 5 năm nuôi cá chình, anh Kỵ bây giờ ngoài việc nuôi cá còn kiêm nghề lái cá ở xã Phú Lộc.Trước đây chỉ có một mình anh thả nuôi cá chình nên việc mua cá giống và bán cá thịt anh phải liên hệ với lái cá ở thành phố. Nhưng sau những lần bán cá, anh biết được thương lái từ thành phố xuống mua, họ ép giá cá người nuôi quá, vả lại bây giờ quê anh có nhiều người nuôi cá chình nên anh quyết đi Tp.HCM tìm nơi nào thu mua cá giá cao bàn việc mua bán cá, rồi trở về quê thu mua cá của bà con mang lên thành phố giao.

Mua gom cá của bà con và của gia đình mang bán tận nơi thu mua, để xuất đi Trung Quốc và Đài Loan, làm như vậy anh được lời mà bà con cũng bán cá giá cao hơn so với thương lái từ thành phố xuống. Bán cá xong anh lại mua cá giống về giao lại cho bà con trong xã nuôi lại.

Theo ông Trần Vốn, Bí thư xã Phú Lộc, thì lúc đầu bà con trong xã nuôi cá chình tự phát. Nhưng sau một thời gian xét thấy nuôi cá chình rất phù hợp với điều kiện địa phương mà hiệu quả kinh tế lại cao, hiện nay mỗi năm bà con trong xã xuất bán hàng chục tấn cá chình, nên Đảng uỷ và Uỷ ban xã đã bàn bạc và thống nhất hướng tới địa phương cho thành lập tổ nuôi cá chình.

Chính quyền xã cũng bàn với Ngân hàng chính sách huyện cho bà con nghèo vay vốn đóng lồng bè và Ngân hàng cũng đã thống nhất với xã theo đề án nuôi cá chình xoá đói giảm nghèo, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ 2 triệu đồng để đóng lồng bè.

Ông Vốn tin rằng mai đây cá chình ở xã Phú Lộc sẽ trở thành con cá xoá đói giảm nghèo cho xã nghèo nhất huyện này.

Nguồn:VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net (28/22006)

 

 


° Các tin khác
• An Giang:đầu tàu phát triển ngành nuôi thủy sản cho ĐBSCL !
• Cần 7.900 tỷ để đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
• Hưng Yên: bò sữa chưa ngọt đã đắng!
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Các nước tăng cường biện pháp chống dịch cúm gia cầm.
• Thái Lan cấm nhập khẩu giống gia cầm từ EU
• JICA giúp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ.
• Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.
• Doanh nghiệp cân nhắc việc nộp đơn xem xét mức thuế kiện phá giá tôm.
• Thụy Sĩ
• Nghêu thương phẩm xuất khẩu hút hàng.
• Thêm một doanh nghiệp thành lập hội nuôi cá sạch.
• Vì sao cúm gia cầm phát triển mạnh khi trời lạnh?
• Ấp trứng giống,nuôi mới gia cầm trở lại.
• Nông dân Nghệ An phát triển hiệu quả nghề nuôi bò, lợn.
• Phát triển mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh để xuất khẩu.
• Cà Mâu:nghẽn mạch cá sấu xuất chuồng.
• Kết luận của diễn đàn
• Vĩnh Phúc: nuôi đà điểu lãi lớn nhưng còn ít người biết.
• Đầu tư 78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản Bến Tre.
• Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb