Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Các nước tăng cường biện pháp chống dịch cúm gia cầm.

Tại Pháp, theo phóng viên TTXVN ,ngày 24-2, Bộ Nông nghiệp Pháp đã khẳng định sự xuất hiện của virus H5, chủng virus có nguy cơ cao gây dịch bệnh cúm gia cầm, trong một trang trại nuôi 11.000 con gà tây ở tỉnh Ain. Điều đáng lo ngại là trang trại này lại nằm trong vùng cách ly, nơi đã phát hiện xác một con vịt trời có mang virus H5N1 hôm 18-2 vừa qua. Theo nguồn tin từ trang trại trên, tính đến ngày 23-2, đã có gần 400 con gà tây chết, 90% số còn sống lại đều có biểu hiện nhiễm bệnh, và Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm Pháp (Afssa) đang xác định liệu loại virus H5 được phát hiện có thuộc chủng H5N1 hay không. Nếu điều này được khẳng định, Pháp có thể sẽ là nước đầu tiên ở châu Âu có một trang trại nuôi gia cầm bị nhiễm virus H5N1.

Trước những diễn biến nhanh chóng của dịch cúm gia cầm, Tổng thống Pháp Jaques Chirac đã kêu gọi chính phủ và chính quyền các địa phương khẩn trương tìm biện pháp đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin cam kết sẽ sớm giải ngân 52 triệu euro để bổ sung vào ngân sách phòng, chống dịch. Như vậy, kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát vào tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Pháp đã chi 130 triệu euro cho các hoạt động phòng, chống dịch và quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm gia cầm từ các nước đã phát dịch tại khu vực Đông Âu, Trung Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Lệnh cấm này kéo dài trong vòng 1 năm.

Tại Indonesia, ngày 24-2, hàng trăm nhân viên y tế và tình nguyện viên đã tham gia chiến dịch phòng chống cúm gia cầm ở Thủ đô Jakarta, đến từng gia đình kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm. Chiến dịch này do Bộ trưởng Nông nghiệp Anton Apriyantono và các quan chức Jakarta phát động, sẽ kéo dài 3 ngày và tập trung ở những khu vực nuôi nhiều gia cầm.

Cùng ngày, tại Malaysia, gần 200 nhân viên y tế, học sinh cùng chính quyền địa phương đã ra quân kiểm tra tất cả gia cầm xung quanh 4 làng ở ngoại ô Thủ đô Kuala Lumpur, nơi có 40 con gà chết do bị nhiễm virus H5N1 hồi tuần qua. Tại Ấn Độ, nhà chức trách đã lập các trạm kiểm soát nhằm cách ly người dân trong khu vực có xuất hiện cúm gia cầm ở thị trấn Navapur.

Tại Campuchia, ngày 24-2, các quan chức cho biết đã phát hiện virus H5N1 trong 3 con vịt nuôi ở một trang trại thuộc tỉnh Kompong Cham. Ngay lập tức, chính quyền địa phương đã cho tiêu hủy toàn bộ hơn 200 con gia cầm trong trang trại trên, và ra lệnh cấm vận chuyển gia cầm ra vào khu vực này.

Tại Thái Lan, chính phủ đã đặt tình trạng báo động cao và tiến hành chiến dịch ngăn chặn cúm gia cầm. Theo chương trình, Thái Lan sẽ phát động chiến dịch khuyến khích khách du lịch và người dân đã từng đi du lịch nước ngoài trong vòng 10 ngày sau khi vào Thái Lan nên đến bệnh viện khám nếu phát hiện có triệu chứng sốt hoặc khó thở. Dự kiến, nhà chức trách còn cho phân phát các tờ rơi mô tả các triệu chứng cúm gia cầm tại các sân bay quốc tế ở nước này.

Tại Maroc, chính phủ quyết định tiêm vắcxin cho đàn gia cầm trong nước, đồng thời ngừng nhập khẩu gia cầm từ các nước có gia cầm nhiễm virus H5N1. Mặc dù đến nay vẫn chưa phát hiện có trường hợp nhiễm cúm gia cầm tại Maroc, nhưng với vị trí địa lý đặc biệt là nằm trên tuyến đường của các loài chim di trú và nhiều tuyến đường thương mại quốc tế, nhà chức trách nước này đã tiến hành nhiều biện pháp đề phòng dịch cúm gia cầm đang xuất hiện hầu như tại tất cả các khu vực trên thế giới. Tại Dakar (Senegal), hội nghị các bộ trưởng chính phủ và chuyên gia các nước Tây Phi bàn về việc ngăn chặn dịch cúm gia cầm đã kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ kinh phí nhằm ngăn chặn cúm gia cầm. Châu Phi là khu vực bị đánh giá có nguy cơ cao bùng nổ dịch cúm gia cầm do trang thiết bị y tế nghèo nàn, không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của người dân các nước tại lục địa này.

Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (25/2/2006)


° Các tin khác
• Thái Lan cấm nhập khẩu giống gia cầm từ EU
• JICA giúp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ.
• Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.
• Doanh nghiệp cân nhắc việc nộp đơn xem xét mức thuế kiện phá giá tôm.
• Thụy Sĩ
• Nghêu thương phẩm xuất khẩu hút hàng.
• Thêm một doanh nghiệp thành lập hội nuôi cá sạch.
• Vì sao cúm gia cầm phát triển mạnh khi trời lạnh?
• Ấp trứng giống,nuôi mới gia cầm trở lại.
• Nông dân Nghệ An phát triển hiệu quả nghề nuôi bò, lợn.
• Phát triển mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh để xuất khẩu.
• Cà Mâu:nghẽn mạch cá sấu xuất chuồng.
• Kết luận của diễn đàn
• Vĩnh Phúc: nuôi đà điểu lãi lớn nhưng còn ít người biết.
• Đầu tư 78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản Bến Tre.
• Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.
• Nuôi ghép tôm - cá kèo hiệu quả kinh tế cao.
• Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb