Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nuôi cừu làm giàu ở vùng khô hạn.

Từ gần 3000 con cừu vào năm 1992, đến nay đàn cừu ở Ninh Thuận đã tăng lên hơn 42.000 con. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), so với năm 2004 hiện nay nếu đàn bò tăng 7,5%, đàn dê tăng 21% thì đàn cừu đã tăng hơn 41,7%; số lượng cừu tăng khoảng 7.000 con, trong đó cừu nái sinh sản chiếm hơn 53% tổng đàn.

Từ sản phẩm lợi thế.

Con cừu ở Ninh Thuận được các lão nông và nhiều chuyên gia nông nghiệp ở địa phương gọi là giống "cừu Phan Rang" có nguồn gốc từ Ấn Độ đã du nhập và tồn tại ở Ninh Thuận hơn 100 năm nay, do cộng đồng người Chăm ở địa phương nuôi cừu với mục đích để cúng tế, lễ hội.

Cuối những năm 80 trở lại đây, con cừu được nuôi trở thành thương phẩm, phát triển nhanh và nuôi thành đàn trong nhiều hộ. Có thể nói việc phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó con cừu là thế mạnh của Ninh Thuận, vì nó thích nghi với vùng nhiều nắng, thiếu mưa, quanh năm khô hạn. Thực tế 10 năm trở lại đây, nhiều người đã trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi gia súc, trong cơ cấu bầy đàn luôn có đàn cừu vài trăm con, không ít người trước đây từ chăn giữ cừu thuê, vươn lên trở thành triệu phú, chủ trang trại chăn nuôi với đàn gia súc từ 500 đến 700 con, trong đó đàn cừu chiếm từ 60 đến 70% tổng đàn. Các anh Trần Minh Châu, Lương Xuân Ân, Lương Văn Thông... là những nông dân nghèo nhờ nuôi cừu trở thành tỷ phú có trang trại riêng của mình. Anh Lương Xuân Ân, chủ trang trại và Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăn nuôi gia súc tỉnh cho biết: đàn cừu ở Ninh Thuận tăng nhanh trong thời gian gần đây là do nhiều yếu tố cơ bản như: dễ nuôi, ít bị bệnh, ăn được nhiều loại cây cỏ, giá cả hấp dẫn, cộng với những chính sách hỗ trợ về giống, vốn ... khuyến khích được nhiều hộ phát triển chăn nuôi gia súc. So với các loại gia súc khác như: bò, dê thì nuôi cừu đơn giản hơn và thức ăn cũng dồi dào hơn thường mọc hoang dã trong thiên nhiên và đặc biệt thích nghi với vùng đất khô của của tỉnh. Nhiều hộ hiện nay đã trồng cỏ, làm chuồng nuôi cừu theo hướng bán thâm canh và vỗ béo để tăng giá trị kinh tế.

Thông thường cừu tăng trưởng khá nhanh. Cừu cái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi đã có khả năng sinh sản 2 lứa trong vòng 13 tháng, mỗi lứa từ 1 đến 2 con. Nuôi cừu thịt trong thời gian khoảng từ 7 đến 8 tháng có thể xuất chuồng, cung cấp cho thị trường tiêu thụ. Vài năm gần đây, cừu thịt và giống "cừu Phan Rang" được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Nam. Giá thịt cừu tương đối cao, dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg; cừu giống từ 4 đến 5 triệu đồng/con. Hiện nay, con cừu không chỉ là vật nuôi của người có vốn lớn mà chính là vật nuôi cho cả những hộ nông dân nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số .Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nuôi cừu. Ninh Phước là huyện chăn nuôi cừu nhiều nhất tỉnh với tổng đàn chiếm gần 54% tổng đàn cừu của tỉnh.

Đến sản xuất giống chất lượng cao.

Ninh Thuận là tỉnh mưa ít, nắng nhiều, thiếu nước , gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng lại là lợi thế tự nhiên để có một số loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, trở thành đặc sản của địa phương như: nho, dê, cừu... Trong đó cừu được xác định là một trong những vật nuôi được thiên nhiên ban tặng cho vùng khô hạn, là thế mạnh của địa phương. Những năm qua, Ninh Thuận đã có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, khuyến khích mở rộng phát triển thành qui mô trang trại từ 500 đến 1.000 con.

Từ năm 2003 đến nay, các ngành chức năng, các trung tâm khoa học đã phối hợp thực hiện nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ 100 con cừu đực giống, thực hiện chương trình "luân chuyển cừu đực giống" giữa các vùng, miền trong tỉnh, kết hợp với các biện pháp tách đàn, cách ly các lứa cừu và các biện pháp khoa học khác ..., nhằm hạn chế tình trạng đồng huyết làm giảm chất lượng đàn cừu, giữ được giống địa phương. Tỉnh đã đầu tư và nhập 30 con cừu giống Dorper và White Suffolk từ Australia về chuyển giao cho các trang trại nuôi thử nghiệm, lai tạo với giống cừu địa phương để nâng cao chất lượng giống. Sau thời gian nuôi thử nghiệm và lai tạo, gần 500 con cừu lai ra đời rất thích nghi với điều kiện của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, đang được tỉnh nhân rộng. Về lâu dài, để hình thành một trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao cung cấp cho cả nước, theo Ông Lưu Khoan, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết: tỉnh đang triển khai xây dựng Trung tâm Giống (thuộc Bộ NN-PTNT) tại huyện Ninh Hải với diện tích 100 ha để nhập, thử nghiệm và nhân giống vật nuôi, trong đó cừu là một sản phẩm lợi thế của tỉnh, đang được nghiên cứu nhân rộng để cung cấp giống cho cả nước. Tỉnh cũng xây dựng trại giống với diện tích 50 ha, thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi, sản xuất, cung cấp con giống phục vụ phát triển chăn nuôi trong những năm tới.

Tuy nhiên, để việc sản xuất giống, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, Ninh Thuận cần nhanh chóng rà sóat lại quy hoạch, xác định mô hình phát triển, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, nhân giống, nhằm nâng cao chất lượng đàn cừu bền vững, có thương hiệu để giống "cừu Phan Rang" có sức cạnh tranh, giúp nông dân làm giàu từ vật nuôi lợi thế này .

Nguồn:TTXVN-bannhanong.vietnetnam.net (24/2/2006)


° Các tin khác
• Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.
• Doanh nghiệp cân nhắc việc nộp đơn xem xét mức thuế kiện phá giá tôm.
• Thụy Sĩ
• Nghêu thương phẩm xuất khẩu hút hàng.
• Thêm một doanh nghiệp thành lập hội nuôi cá sạch.
• Vì sao cúm gia cầm phát triển mạnh khi trời lạnh?
• Ấp trứng giống,nuôi mới gia cầm trở lại.
• Nông dân Nghệ An phát triển hiệu quả nghề nuôi bò, lợn.
• Phát triển mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh để xuất khẩu.
• Cà Mâu:nghẽn mạch cá sấu xuất chuồng.
• Kết luận của diễn đàn
• Vĩnh Phúc: nuôi đà điểu lãi lớn nhưng còn ít người biết.
• Đầu tư 78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản Bến Tre.
• Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.
• Nuôi ghép tôm - cá kèo hiệu quả kinh tế cao.
• Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb