Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Hậu Giang phát huy lợi thế đặc sản cá thác lác.

Từ đặc thù về thời tiết, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn  nên con cá thác lác Hậu Giang được xác định: có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội so nhiều vùng miền trong và ngoài nước. Hậu Giang đang làm gì để phát huy tìêm năng “trời cho” nầy trong khi nguồn cá thác lác trong tự nhiên ngày một cạn kiệt vì sự khai thác quá mức của cư dân ở đây?

Lợi thế.

Cá thác lác được phân bố ở nhiều nước như Campuchia, Lào, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cá thác lác chỉ phân bố từ Quảng Bình trở vào, nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu của Bộ môn công nghệ thực phẩm –Trường Đại học Cần Thơ cho biết: cá thác lác Hậu Giang có hàm lượng protein thô là 17,08%, béo thô 2,85%, hàm lượng xơ thô không đáng kể. Trong khi đó cá thác lác vùng U Minh (Cà Mau) chỉ có hàm lượng thô protein: 15,95%,béo 2,57% .Cá thác lác Campuchia chỉ có hàm lượng protein thô 16,21%, béo thô 2,8%, nhưng hàm lượng xơ tới 0,3%. Từ những chỉ số phân tích trên cho thấy cá thác lác Hậu Giang có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so nhiều nơi. Chị Lưu Kim Oanh, một tiểu thương bán cá chợ Cái Tắc, nhận xét: “Cá thác lác Hậu Giang vẩy mịn, màu trắng sáng, thịt trắng và dẽ hơn so với cá thác lác các nơi khác, đây chính là lợi thế do thiên nhiên ưu đãi cho đất và người Hậu Giang”.

Cá thác lác thường sống ở cửa sông, kinh rạch, ao hồ, đầm nước lợ, môi trường thiếu oxy, độ pH thấp. Trước đây khi nông dân còn làm lúa một vụ, chưa sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu thì cá thác lác còn sinh sống trên cả đồng ruộng. Địa hình tỉnh Hậu Giang thấp mà bằng phẳng, hệ thống kinh rạch chằng chịch chi phối bởi hai chế độ triều: nhật triều do ảnh hưởng sông Hậu và bán nhật triều do ảnh hưởng tác động thông qua sông Cái Lớn Kiên Giang và sông Nước Trong từ Bạc Liêu đổ vào, đã tạo sự chênh lệch cột nước nhưng dòng chảy yếu thích hợp với tập quán sinh trưởng của nhiều loài thủy sản nước ngọt, trong đó có cá thác lác.

Ông Trương Văn Dương, một nông dân cố cựu ở Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, kể: “Hồi trước mỗi lần dỡ chà thì cá thác lác chứa cả khạp, ăn tươi không hết phải ủ mắm để ăn dài dài.Mấy năm gần đây do thịt cá thác lác làm chả ngon, giá bán cao nên ngư dân tập trung đánh bắt. Vì vậy mà loại thủy sản nầy trong tự nhiên còn rất ít và có nguy cơ cạn kiệt”.

Phát huy.

Năm 2001, anh Lê Văn Dũng ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy , dám bỏ vốn gần cả cây vàng, chầu chực ở các chợ mua được hơn 30 con cá thác lác về nuôi làm giống. Những người biết chuyện đều cho là anh làm “láp” , bởi chưa thấy ai cho cá thác lác đẻ được. Anh Tám Dũng bộc bạch: “Lỗ mấy đợt cá tra muốn “sặc máu”. Còn chút vốn liếng tôi chuyển qua nuôi cá thác lác. Lúc đầu vợ tôi cũng không đồng tình, cứ cằn nhằn hoài, ngủ không được, nhớ lại lúc đó tôi liều thiệt”. Sau một năm nuôi, đàn cá của anh tuy chỉ còn 15 con bố mẹ nhưng cũng cho ra đời thế hệ F2 gần 10.000 con. Từ nguồn con giống ban đầu này, trong năm 2004 và 2005 anh đã bán được gần 1 triệu con cá giống. Cũng nhờ đó phong trào nuôi cá thác lác đã phát triển mạnh, chỉ riêng khu vực gần nhà anh Dũng đã có đến hơn 30 hộ nuôi.

Ở Hậu Giang, ngoài anh Dũng còn có một cơ sở cung ứng giống cá thác lác quy mô lớn khác là trại giống của Công ty Thủy sản Xuất khẩu Côn Đảo đặt tại Rạch Chanh, ấp Ba xã Thạnh Hòa (Phụng Hiệp ). Anh Lê Minh Nguyên, tổ trưởng kỹ thuật của trại, cho biết: “Mỗi ngày công ty cần cả 100 tấn cá thác lác chế biến chả xuất khẩu.Trước đây do không có nguyên liệu nên công ty phải sử dụng nguyên liệu hải sản. Năm 2005 trại đã cung ứng cho nông dân Hậu Giang 150.000 con giống. Nhưng do người nuôi muốn để lại làm giống, vì vậy lượng cá thịt công ty thu mua được rất ít. Năm nay trại giống chúng tôi dự định bổ sung 200 con cá bố mẹ nâng mức cung ứng cá giống lên khoảng 1 triệu con/năm, với mục đích phát động mạnh phong trào nuôi cá thác lác tạo nguồn nguyên liệu cho công ty”. Anh Nguyễn Hoàng Phúc ở xã Thạnh Hòa, người đâu tiên của huyện Phụng Hiệp dám bỏ vốn hơn 4 triệu đồng để nuôi cá thác lác, cho biết: “Do nhà gần trại giống và cũng thường xuyên tới lui thấy cá thác lác dễ nuôi và tận dụng thức ăn có sẵn như ốc bươu vàng, lại cho thu nhập cao, nên mới đầu tư nuôi thử 2000 con. Vụ đầu thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ chết giống cao, không có lãi . Vụ nầy tôi tiếp tục thả 2.000 con, tới nay chỉ 5 tháng mà trọng lượng mỗi con ước trên nửa ký, tỷ lệ hao hụt cũng rất thấp”.

Anh Ngô Văn Khởi – Phó Trạm khuyến nông thị xã Tân Hiệp, cho biết, năm 2005 Trung tâm khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ 40% con giống cho 3 hộ nông dân ở thị xã và huyện Phụng Hiệp nuôi 15.000 con thác lác cườm. Tới nay cá đã 5 tháng tuổi, trọng lượng bình quân đạt 500 gram/ con. Ngoài ra còn có 25 hộ nông dân ở 2 địa phương này tự đầu tư nuôi hơn 70.000 con thác lác. Anh Lê Xuân Tý – Trưởng Phòng quản lý khoa học công nghệ–Sở KHCN tỉnh Hậu Giang cho biết năm rồi Sở cũng đã triển khai dự án nuôi ghép 25.000 con cá thác lác cườm với 20.000 con cá sặt rằn trên địa bàn thị xã Tân Hiệp và huyện Phụng Hiệp trong diện tích 5.000m². Cả 9 hộ trong dự án được hỗ trợ 40% con giống và 20% chi phí thức ăn, tới nay cá đã hơn 5 tháng tuổi trọng lượng con lớn nhất 1,2 kg, nhỏ nhất 300gram. Mục đích của các dự án nầy cũng không nằm ngoài việc khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình nuôi cá thác lác trong thời gian tới .

Hậu Giang đang xem thủy sản là thế mạnh thứ hai sau trồng trọt, với tiềm năng 54.000ha mặt nước thích hợp nuôi thủy sản nước ngọt. Trong số 10.000ha mặt nước nông dân đang thả nuôi thủy sản, đã có diện tích nuôi cá thác lác khoảng 50ha. Hậu Giang cũng đã xây dựng kế hoạch đến năm 2010 sẽ phát triển diện tích nuôi loại cá đặc sản này lên 500 ha, tập trung ở huyện Vị Thủy, Long Mỹ và thị xã Vị Thanh.

Thương hiệu.

Với mục tiêu hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao, Hậu Giang đang tiến hành xây dựng - đăng ký thương hiệu cho 3 mặt hàng được xem là thế mạnh: khóm Cầu Đúc , cá thác lác và bưởi Năm Roi Phú Hữu. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, đến nay lộ trình xây dựng thương hiệu cho cá thác lác và bưởi Năm Roi đã hoàn tất, chỉ chờ Cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận. Để chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường, tỉnh đang xúc tiến đầu tư vùng nguyên liệu, trong đó vùng nuôi cá thác lác sẽ được qui hoạch 200 ha ở xã Vĩnh Trung,Vĩnh Tường của huyện Vị Thủy, với số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng gồm: xây dựng đê bao, chuyển giao kỹ thuật, con giống ,tín dụng... Tuy vậy, nhưng ông Nguyễn Văn Vui, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Vị Thủy vẫn băn khoăn: “Trong 2 năm nữa thì đầu ra cho cá thác lác vẫn chưa đáng lo. Nhưng xa hơn nữa, cũng cần tính trước đầu ra cho nông dân, bởi hiện nay trong tỉnh chưa có nhà máy nào lo bao tiêu và chuyên chế biến cá thác lác”.

Mỗi năm nuôi 200 ha cá thác lác đồng nghĩa với nhu cầu 10 triệu con giống, nhưng hiện nay 2 trại giống trong tỉnh chỉ đáp ứng được chưa tới 20 %, đây là vấn đề cần quan tâm. Mặt khác xây dựng thương hiệu đã khó nhưng giữ được thương hiệu càng khó hơn, bởi với mắt thường thì không thể xác định được đâu là cá thác lác Hậu Giang, đâu là cá thác lác của nơi khác. Anh Nguyễn Văn Sơn, chủ cơ sở chả cá thác lác ở đường Triệu Ẩu –thị xã Tân Hiệp, cho biết rằng những năm gần đây vùng Hậu Giang đã ít cá thác lác, do vậy hàng ngày phải thu gom cá từ các nơi nhiều nhất, là ở vùng An Giang, Đồng Tháp. Anh còn cho biết thêm là có nhiều cơ sở làm chả cá bất chấp đến sức khỏe người tiêu dùng, họ đã trộn hỗn hợp bột vào chả cho thêm nặng ký để kiếm lời nhiều hơn.

Như vậy, để thương hiệu cá thác lác Hậu Giang được người tiêu dùng chấp nhận thì bên cạnh việc đầu tư vùng nguyên liệu cũng cần phải xây dựng nhà máy chuyên chế biến thực phẩm cá thác lác theo hướng sản xuất liên hoàn khép kín. Kiểm soát chặt nguồn gốc nguyên liệu đầu vào cũng như giữ vững chất lượng đầu ra. Sản phẩm phải thực hiện đúng qui trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, nhằm tránh hàng giả hàng nhái kém chất lượng để tạo tâm lý an tâm cho người tiêu dùng. Có như thế thì sản phẩm “Thác Lác Made in Hậu Giang” mới ngày một vươn xa hơn.

Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (24/2/2006)

 

 


° Các tin khác
• ĐBSCL:Cá tra và tôm sú vẫn
• Việt Nam - quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch cúm H5N1.
• Tổng vệ sinh môi trường cả nước phòng chống cúm H5N1.
• Nuôi ếch lồng Nhật Bản ở Lục Ngạn-Bắc Giang.
• Chế phẩm đa dạng cá tra bán chạy.
• Doanh nghiệp cân nhắc việc nộp đơn xem xét mức thuế kiện phá giá tôm.
• Thụy Sĩ
• Nghêu thương phẩm xuất khẩu hút hàng.
• Thêm một doanh nghiệp thành lập hội nuôi cá sạch.
• Vì sao cúm gia cầm phát triển mạnh khi trời lạnh?
• Ấp trứng giống,nuôi mới gia cầm trở lại.
• Nông dân Nghệ An phát triển hiệu quả nghề nuôi bò, lợn.
• Phát triển mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh để xuất khẩu.
• Cà Mâu:nghẽn mạch cá sấu xuất chuồng.
• Kết luận của diễn đàn
• Vĩnh Phúc: nuôi đà điểu lãi lớn nhưng còn ít người biết.
• Đầu tư 78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản Bến Tre.
• Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.
• Nuôi ghép tôm - cá kèo hiệu quả kinh tế cao.
• Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An
• Có thể Mỹ sẽ nới lỏng quy định ký quỹ tôm.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb