Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Vì sao cúm gia cầm phát triển mạnh khi trời lạnh?

Tạp chí Nature số ra mới đây có đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Hôngkông (UHK) cho biết, trong những năm gần đây dịch cúm gia cầm gây nên bởi virút H5N1 thường phát triển mạnh từ tháng 10 hàng năm đến tháng 3 năm sau. Sự kết hợp giữa thời tiết và virút đã làm cho tần suất dịch bệnh ngày càng gia tăng dữ dội, gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho con người lẫn môi trường.

Yếu tố thời tiết.

Một nguyên nhân khác là do khí hậu lạnh và ẩm ướt là hai yếu tố làm cho virút H5N1 phát triển thuận lợi. Ngoài ra, đây cũng là thời gian hội hè nhiều, con người tụ tập đông nên đã tạo ra môi trường thuận lợi để virút phát triển. Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 3, nhiệt độ môi trường thường xuyên ở mức trên dưới 20 độ C nên rất thuận lợi cho virút H5N1, tỷ lệ tăng trưởng trên 15%. Kết luận trên được các nhà khoa học rút ra từ những nghiên cứu ở các loại gia cầm, thuỷ cầm ở Trung Quốc sau khi đại dịch bùng phát tại khu vực Hồngkông từ năm 2001.Trước đó vào năm 1997, tại Hôngkông cũng đã diễn ra dịch cúm tương tự và đây cũng là lần đầu tiên người ta biết đến virút H5N1 làm cho 6 người thiệt mạng, nhưng từ năm 2003 bắt đầu lan rộng khắp khu vực châu Á, làm cho trên 120 người bị nhiễm (một nửa trong số này đã bị thiệt mạng) và hiện nay đang có nguy cơ lan rộng và "phủ sóng" trên quy mô toàn cầu, đã có mặt tại châu Âu như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani và nhiều nơi khác người ta cũng đã phát hiện thấy loại virút nguy hiểm nói trên.

Yếu tố gây lan truyền virút H5N1.

Quá trình di trú của động vật hoang dã: Các loại chim thường di chuyển về mùa đông hoặc do bàn tay của con người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở UHK thì virút cúm gia cầm có thể tồn tại 4 ngày trong nước nhiệt độ 22 độ C và ở ngưỡng 0 độ C chúng có thể sống trên 30 ngày. Những nơi nhiệt độ, độ ẩm thấp, loại virút này có thể tồn tại trong phân động vật với thời gian dài hơn. Đặc biệt nó không sinh sôi khi sống ở ngoài thân động vật chủ hoặc cũng có thể lây lan từ động vật sang động vật.

Yếu tố về văn hoá.

Các lễ hội tổ chức vào các dịp cuối năm, nơi tụ tập đông người cũng là nơi làm cho virút cúm gia cầm phát triển và lây lan, kể cả từ động vật sang người, đi du lịch từ nơi bệnh tật đến nơi không có bệnh hoặc lễ hội được diễn ra tại những khu vực đang có dịch, nơi nuôi nhiều gia cầm, thuỷ cầm, hoặc trong các lễ hội trong đó những con vật này được dùng làm trò mua vui hoặc làm thực phẩm.

Sử dụng các loại súc vật, gia cầm hoặc thuỷ cầm đã mắc bệnh: Mặc dù đã được cảnh báo nhưng nhiều nơi kinh tế còn khó khăn, dân trí thấp nhiều người vẫn cố tình nuôi, kinh doanh và sử dụng các loại sản phẩm này, kể cả thức ăn tươi sống dễ nhiễm bệnh như tiết canh ngan, vịt... ăn trứng gà, trứng chim sống vv...

Suy giảm tia UV.

Việc suy giảm tia cực tím (uttravioletquen) mà người ta quen gọi là tia UV trong mùa đông cũng là thủ phạm làm cho virút này phát triển, vì đây là khắc tinh đối với virút và vi khuẩn.

Nguồn; NNVN-bannhanong.vietnetnam.net (17/2/2006)


° Các tin khác
• Ấp trứng giống,nuôi mới gia cầm trở lại.
• Nông dân Nghệ An phát triển hiệu quả nghề nuôi bò, lợn.
• Phát triển mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh để xuất khẩu.
• Cà Mâu:nghẽn mạch cá sấu xuất chuồng.
• Kết luận của diễn đàn
• Vĩnh Phúc: nuôi đà điểu lãi lớn nhưng còn ít người biết.
• Đầu tư 78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản Bến Tre.
• Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.
• Nuôi ghép tôm - cá kèo hiệu quả kinh tế cao.
• Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An
• Có thể Mỹ sẽ nới lỏng quy định ký quỹ tôm.
• Nuôi cua ở Sóc Trăng
• Trà Vinh khai thác cua biển
• Thủy sản Việt Nam
• Mô hình nuôi thỏ tạo việc làm
• ĐBSCL chiếm hơn 72% số trang trại thủy sản cả nước.
• Nuôi tôm xen ghép rong sụn, rau câu tăng lợi nhuận.
• Mỏ nghêu Bến Tre:Biển lành ...nghêu hội.
• Nuôi bướm bà để bán
• Nuôi Hon thương phẩm ở Bắc Giang
• ĐBSCL:Giá cá tra, basa tăng mạnh

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb