Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Vĩnh Phúc: nuôi đà điểu lãi lớn nhưng còn ít người biết.

Thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh Vĩnh Phúc có tới 70% diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang làm công nghiệp khiến người nông dân nghỉ chơi dài ngày.Trong khi người dân còn đang phải "bơ vơ" thì ông Nguyễn Văn Thương, một cựu chiên binh (CCB) đã làm thử một việc mới tinh: nuôi đà điểu.Ông đã thành công. 

Ông Thương gom góp tiền để dành bấy lâu, lại có thêm phần tiền được đền bù đất khi giải phóng mặt bằng, dành ra trên 80 triệu đồng đầu tư nuôi đà điểu với 9 con giống.Vì vốn lớn nên trước khi "dấn thân" ông đã cất công đi tìm tòi, học hỏi rất nhiều về kỹ thuật chăn nuôi, bảo vệ giống gia cầm to lớn này. Sau một năm, đà điểu phát triển nhanh, bình quân mỗi con tăng trưởng 10 kg sinh khối/tháng. Lứa đầu tiên, ông Thương bán được 6 con,loại 120kg đến 130 kg/con, trừ tất cả mọi chi phí, được lãi 1,5 đến 1,6 triệu đồng/con. Được tin này, ông Bùi Bội Vũ, người xã Thanh Lâm,cũng ở huyện Mê Linh, vốn gần gũi với ông Thương đã làm theo. Ban đầu, ông Vũ dành trên 60 m2 làm chuồng cho đà điểu, nuôi thử 7 con, chủ yếu làm cảnh cho "nhà văn hoá" của ông - thực chất là nhà hàng.Tuy nhiên, đà điểu phát triển nhanh, thấy có lãi, ông đặt "một chân" vào làm "nghề" này. Các ông Vũ, ông Thương đang dự định xây lò ấp trứng, biến nơi đây thành làng nghề nuôi đà điểu.

Theo những người tiêu thụ đà điểu thì giá trị đầu tiên của loài chim này là thịt. Thịt đà điểu ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao mà không có gân, lượng Colesteron rất thấp, nhiều người ăn còn thấy khoái khẩu hơn thịt bò, thịt lợn hay thịt gà thông thường.Tại Thủ đô Hà Nội đã có 3 nhà hàng đặt hàng thường xuyên với những người nuôi đà điểu huyện Mê Linh, giá mỗi kg thịt lọc 120.000 đ - 150.000 đ tuỳ từng thời điểm. Thịt đà điểu được coi là "thịt sạch" vì đà điểu rất sạch sẽ, người nuôi cũng chăm sóc chúng kỹ càng, rất ít bệnh tật, kể cả các bệnh ký sinh trùng. Da đà điểu dùng làm áo da, túi, ví, giày...Một đôi giày da đà điểu trị giá 2 đến 3 triệu đồng. Người ta còn dùng lông , trứng đà điểu làm đồ trang sức, mỹ nghệ bày ở nội thất hoặc những vị trí thích hợp cửa hàng, nơi thờ cúng...Với giá cả này, nếu một nông dân chỉ cần nuôi trong 5 tháng được 6 còn đà điểu , lãi từ 7 đến 9 triệu đồng thì bằng cả một năm lao động cực nhọc trên 8 sào ruộng.

Nuôi đà điểu cũng dễ. Thức ăn của chúng không khác bao nhiêu so với ... gà: ngô, rau, cám trộn rau, khoai lang, bèo trộn cám... Đà điều không mất công chăn thả. Duy có một đòi hỏi khắt khe là giữ sạch nơi ở, phải có vườn rộng cho loài chim "vui tính" hiếu động này. Một ngày chúng có thể chạy hàng chục lần từ đầu nọ đến đầu kia của vườn .Bình quân mỗi con đà điểu phải dành 5 đến 6 m2 diện tích nuôi thả. Trong những tháng Vĩnh Phúc công bố dịch cúm gia cầm, các ông chủ đà điểu cũng lo nên đã cách ly hoàn toàn với bên ngoài.Việc đầu tiên là dùng nilon quây xung quanh hàng rào vườn như bức tường, loại bỏ toàn bộ các gia cầm khác trước đây cùng nuôi trong nhà như gà, vịt, chim bồ câu. Các loài chim hoang dại, dù là con chích choè, sáo sậu đến con chim sẻ... đều bị xua đuổi ra khỏi vùng nuôi đà điểu.

Tuy nhiên, nuôi đà điểu vẫn còn ít người thực hiện vì vốn ban đầu, cả con giống, chuồng trại đến nguồn thức ăn đều đòi hỏi đầu tư lớn. Tập quán người nuôi lại chưa quen, nếu người nông dân nghèo thì phải vay số tiền rất lớn mới có thể nuôi. Không may gặp rủi ro sẽ rất khó khăn. Phải có một "chiến lược" cụ thể do một tổ chức có khả năng về tài chính lẫn kỹ thuật đứng ra thực hiện mới có thể trở thành ngành "làm ăn lớn".

Nguồn:TTXVN-bannhanong.vietnetnam.net (15/2/2006)



° Các tin khác
• Đầu tư 78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản Bến Tre.
• Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.
• Nuôi ghép tôm - cá kèo hiệu quả kinh tế cao.
• Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An
• Có thể Mỹ sẽ nới lỏng quy định ký quỹ tôm.
• Nuôi cua ở Sóc Trăng
• Trà Vinh khai thác cua biển
• Thủy sản Việt Nam
• Mô hình nuôi thỏ tạo việc làm
• ĐBSCL chiếm hơn 72% số trang trại thủy sản cả nước.
• Nuôi tôm xen ghép rong sụn, rau câu tăng lợi nhuận.
• Mỏ nghêu Bến Tre:Biển lành ...nghêu hội.
• Nuôi bướm bà để bán
• Nuôi Hon thương phẩm ở Bắc Giang
• ĐBSCL:Giá cá tra, basa tăng mạnh
• Hải sản khan hiếm do khai thác quá mức
• Không tiêu huỷ gia cầm giống trong vùng dịch
• Giá tôm sú đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay
• Hình mẩu HTX chăn nuôi bò ở Sóc Trăng.
• Nuôi cá tra, ba sa ồ ạt ở ĐBSCL:Cảnh báo ô nhiểm môi trường nước.
• Khánh Hòa quy hoạch, phát triển nuôi 3 loại thủy sản mới.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb