Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Mỹ có thể nới lỏng quy định kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu ?

Trong tài khoá 2006, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ kiểm tra dư lượng kháng sinh trong 950 mẫu thủy sản nhập vào nước này. Riêng với tôm, giới kinh doanh dự đoán, hàng rào kỹ thuật có thể "dễ thở" hơn so với trước.

Chloramphenicol, Fluoroquinolones, Nitrofurans, Oxytetracyline, Malachite green... vẫn là những kháng sinh đứng đầu danh sách kiểm tra của năm nay.

FDA cũng đã công bố kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh thủy sản năm 2005. Có 536 mẫu sản phẩm của 15 nước nhập khẩu đã được FDA lấy để kiểm tra dư lượng 7 loại kháng sinh. Trong đó, 280 mẫu bị kiểm tra Chloramphenicol, 39 mẫu thử Nitrofurans. Dư lượng kháng sinh Fluoroquinolones được chú ý, đứng hàng thứ 2 với 108 mẫu kiểm tra. 18 mẫu còn lại được kiểm Malachite green, nhưng không thử trên tôm.

Tin từ Hiệp hội Thủy sản quốc gia Mỹ cho biết, FDA sẽ tiếp tục giảm việc kiểm tra dư lượng kháng sinh Chloramphenicol trong tôm ở những đợt kế tiếp. Một tin đáng mừng nữa là các mẫu tôm được FDA kiểm tra đều âm tính với Fluoroquinolones, Nitrofuran và Oxytetracyline.

Đánh giá của giới kinh doanh thủy sản, những hàng rào kỹ thuật về tôm nhập khẩu vào Mỹ có thể dễ thở hơn trong năm nay so với trước, tuy nhiên, các nhà chế biến xuất khẩu cũng không thể vì thế mà lơ là việc nâng cao chất lượng tôm.

Bộ Thủy sản vừa phê duyệt chiến lược xúc tiến thương mại 2006-2010, đồng thời xây dựng thương hiệu Việt Nam cho sản phẩm tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Nhật. 16 chương trình hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài cũng được Bộ cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đưa ra nhằm khảo sát những thị trường tiềm năng và thị trường mới, tăng cường mối quan hệ với các nhà tiêu thụ ở những thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật...

Biện pháp nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu mà Bộ đang quyết tâm thực hiện trong năm là xây dựng cho được hệ thống truy xuất nguồn gốc, tạo mối liên kết giữa người nuôi và nhà chế biến, người cung cấp nguyên liệu chăn nuôi để đảm bảo chất lượng sạch thủy sản.Sau đợt cá nuôi ao chết hàng loạt vào cuối năm 2005 ở vùng trọng điểm Đồng Tháp,thiệt hại lên đến 75 tấn,giá cá tra,ba sa đang tăng vào tháng 2/2006 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua chế biến để kịp giao cho khách hàng đúng hợp đồng.Hiện nay nông dân vùng trọng điểm đang rầm rộ thả nuôi 2 loại cá này.Ngành thú y thủy sản hẵn đã có phương sách kiểm soát môi trường ,thức ăn,thuốc ngừa-chữa bệnh cá để có nguồn cá sạch xuất khẩu.

Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 của toàn ngành thủy sản Việt Nam là 2,8 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với kế hoạch năm 2005.

"Việc truy xuất nhanh, đầy đủ nguồn gốc sản phẩm sẽ giúp thủy sản Việt Nam hội nhập nhanh với các thị trường lớn, vượt qua những rào cản kỹ thuật dễ dàng hơn", Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh. Bà Minh cũng khẳng định, thị trường trọng tâm của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm nay vẫn là EU, Mỹ, Nhật và những thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc...

Nguồn: VnExpress-bannhanong.vietnetnam.net ( 14/2/06)

 


° Các tin khác
• Lại đổ xô nuôi cá tra!
• Phát triển thuỷ sản Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hoá lớn và bền vững .
• Nuôi vỗ ba ba bố mẹ qua mùa lạnh.
• Nuôi ghép tôm - cá kèo hiệu quả kinh tế cao.
• Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An
• Có thể Mỹ sẽ nới lỏng quy định ký quỹ tôm.
• Nuôi cua ở Sóc Trăng
• Trà Vinh khai thác cua biển
• Thủy sản Việt Nam
• Mô hình nuôi thỏ tạo việc làm
• ĐBSCL chiếm hơn 72% số trang trại thủy sản cả nước.
• Nuôi tôm xen ghép rong sụn, rau câu tăng lợi nhuận.
• Mỏ nghêu Bến Tre:Biển lành ...nghêu hội.
• Nuôi bướm bà để bán
• Nuôi Hon thương phẩm ở Bắc Giang
• ĐBSCL:Giá cá tra, basa tăng mạnh
• Hải sản khan hiếm do khai thác quá mức
• Không tiêu huỷ gia cầm giống trong vùng dịch
• Giá tôm sú đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay
• Hình mẩu HTX chăn nuôi bò ở Sóc Trăng.
• Nuôi cá tra, ba sa ồ ạt ở ĐBSCL:Cảnh báo ô nhiểm môi trường nước.
• Khánh Hòa quy hoạch, phát triển nuôi 3 loại thủy sản mới.
• Nuôi heo theo công nghệ sạch ở Bình Dương :Mô hình cần nhân rộng.
• Mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn GAP.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb