Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Cà Mau:Đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm ?

Định hướng của ngành thủy sản Cà Mâu cho kế hoạch 5 năm tới đã được đề ra từ đầu năm 2006.Đến năm 2010,tòan tỉnh phấn đấu đạt  1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm.Chắc hẵn tỉnh CM có nhữgn kế sách vận dụng nội lực,tiềm năng sẵn có trên cơ sở phát triển bền vững để vươn tới chỉ tiêu này. 

Với việc chiếm tới 30% về sản lượng và 20% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, tỉnh cực Nam Cà Mau đang dẫn đầu toàn quốc về nuôi tôm - một mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị.Năm 2005, diện tích nuôi tôm của Cà Mau đạt tới 248.000ha trong tổng số gần 280.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng tôm nuôi cũng chiếm tới 96.000 tấn trong tổng sản lượng trên 120.000 tấn. Con tôm cũng là sản phẩm chủ lực để thu về trên 509 triệu USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2010 sẽ ổn định diện tích nuôi trồng trong khoảng 282.400ha, trong đó tôm chiếm trên 240.800 ha, cho sản lượng khoảng 138.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỉ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước. Để đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường. Theo đó, Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản sẽ phối hợp với Hội nghề cá triển khai chương trình gắn kết giữa doanh nghiệp với vùng nuôi thủy sản để có nguồn nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Tiếp tục phát triển nuôi tôm bền vững là một hướng đi quan trọng của Cà Mau trong những năm tới.

TSKH Nguyễn Văn Hảo, viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS II về chủ đề nuôi tôm hiệu quả và bền vững.Là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực NTTS, ông đã nêu nhiều vấn đề về kế sách lâu dài này.

TheoTSKH Nguyễn Văn Hảo: Phải mở rộng diện tích nuôi nhưng giảm mức độ thâm canh hóa.
Hiệu quả trong hoạt động sản xuất thủy sản là làm sao cho mức thu hoạch cao hơn mức đầu tư. Để tăng hiệu quả, người ta có xu hướng thâm canh hóa. Phải tăng sản lượng, tăng lợi tức trên một đơn vị diện tích. Thâm canh hóa thường không đi đôi với khái niệm bền vững, bởi thâm canh hoá đồng nghĩa với việc phải khai thác đến mức cao nhất nguồn lợi tự nhiên bằng các giải pháp kỹ thuật. Khai thác kiểu này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng nguồn lợi không phải chỉ ở thế hệ này mà có thể ở nhiều thế hệ sau. Trong khi đó, bền vững có nghĩa là một hoạt động sản xuất không làm ảnh hưởng về mặt lâu dài, không làm cho các thế hệ kế tiếp bị ảnh hưởng. Nghĩa là không làm cho các điều kiện tự nhiên, yếu tố sinh thái, điều kiện tổng hợp nói chung có thay đổi.

Do vậy, phương thức nuôi trồng thủy sản hiệu quả bền vững đòi hỏi mỗi việc đầu tư để đạt hiệu quả đều phải cân nhắc đến sự cân bằng của các yếu tố sinh thái tự nhiên. Hiệu quả ở đây được hiểu trong tính chất tương đối, mang tính cách chiến lược lâu dài, chứ không phải là hiệu quả trước mắt. Do đó, chúng ta có thể phát triển thủy sản hiệu quả và bền vững trên quan điểm khai thác có chừng mực, khai thác có cơ sở khoa học nguồn tài nguyên tương đối hạn chế của chúng ta. Làm thế nào cho nguồn tài nguyên này có thể tái tạo lại, bù đắp lại cái mà bằng các giải pháp kỹ thuật chúng ta đã khai thác nó.

Nếu xét về khái niệm bền vững thì mô hình nuôi tôm vùng chuyển đổi (theo Nghị quyết 09 của Chính phủ) đã phát triển trong mấy năm qua là khá bền vững. Về mặt nuôi trồng, đó là một mô hình quảng canh cải tiến, với hệ thống canh tác mà trong đó người ta cân bằng đầu vào và đầu ra. Nghĩa là chỉ thả tôm và tôm sử dụng thức ăn tự nhiên trong thủy vực, rồi thu hoạch tôm. Người dân sẽ trồng một vụ lúa hoặc luân canh một lĩnh vực khác, để làm cho hệ sinh thái tái cân bằng trở lại sau khi đã lấy đi một sản phẩm nhất định để đưa vào trong sản lượng của con tôm. Thế nhưng xét trên khía cạnh hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích, chúng ta có thể làm hơn năng suất 170-200kg/ha/năm. Nghĩa là nếu xét theo khía cạnh kinh tế thì mô hình này thực sự chưa hiệu quả, do năng suất còn có thể đạt 10 tấn/ha/vụ. Như vậy, nhiều người sẽ không đồng ý với cách làm của chúng ta trong quan điểm hiệu quả.

Vấn đề đặt ra là: Nếu chúng ta nhìn kết hợp giữa hai yếu tố bền vững và hiệu quả, liệu có thể kéo dài bao lâu năng suất 10 tấn/ha/vụ? Sẽ kéo dài bao lâu năng suất 200kg/ha/năm?

Theo ông Hảo, nếu chúng ta khai thác hợp lý, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt thì với năng suất 200kg/ha/năm, chúng ta có thể duy trì một thời gian khá dài. Còn với năng suất 10 tấn/ha/vụ, nếu làm nhiều vụ thì khó có thể duy trì được.

Cụ thể nhất, chúng ta nhìn vào vùng ven biển Nam, Trung bộ: Tình hình nuôi tôm hiện nay cho thấy những dấu hiệu khởi đầu cho một sự thoái hoá. Ở đây, do diện tích hẹp và điều kiện tự nhiên không được thuận lợi nên hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh và thâm canh. Do vậy, hiện tượng tôm chết kéo dài và lan rộng đang diễn ra ở đây. Có thể chúng ta phải nghĩ về một hình thức canh tác khác, ví dụ là luân canh hoặc nuôi một đối tượng khác để làm sao cho hệ sinh thái này khôi phục lại giá trị ban đầu của nó.

Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cần làm tăng sản lượng thì chúng ta cũng làm được. Nhưng khía cạnh tính bền vững của hoạt động này sẽ ra sao? Hệ sinh thái ven biển là một hệ sinh thái rất nhạy cảm. Sự mất cân bằng của hệ sinh thái này rất dễ xảy ra nếu không biết cách khai thác một cách hợp lý giữa cái thu thập và cái bổ sung vào. Do đó, chúng ta phải có nhiều giải pháp đồng bộ và phải có bước đi thích hợp cũng như căn cứ vào trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, về cơ sở hạ tầng, nhất là tính nhạy cảm của hệ sinh thái này để có bước đi thích hợp cho hệ sinh thái ĐBSCL.

Nếu có những giải pháp tích cực, tăng cường công tác khuyến ngư để làm sao tăng năng suất hiện có (170–200kg/ha/năm) lên 300 kg/ha/năm ở mô hình quảng canh cải tiến trên vùng chuyển đổi. Nghĩa là tăng gần gấp đôi sản lượng hiện có, đồng thời vẫn giữ được cân bằng, bảo đảm được tính nhạy cảm của hệ sinh thái này. Đó sẽ là thành công rất lớn, và có như vậy mới có thể giải quyết được việc phát triển hiệu quả và bền vững.

Hãy nhìn lại Thái Lan: Diện tích NTTS của Thái Lan không lớn - không quá 50.000 ha. Vậy mà Thái Lan từng đứng đầu trong ngành sản xuất tôm thế giới với sản lượng trên 200.000 tấn/năm. Cách đi của Thái Lan là không cho mở rộng diện tích, nhưng thâm canh hóa trên một diện tích đã được xác định, được tính toán cân bằng với hệ sinh thái chung.

Sở dĩ diện tích thâm canh hóa đó phải được quy hoạch và phải cân đối với tổng diện tích tự nhiên vì có như vậy mới có thể làm sạch khối lượng bẩn do mô hình nuôi tôm công nghiệp làm ra. Nếu không, việc nuôi tôm công nghiệp sẽ làm thoái hóa bản thân môi trường ao của chính nó, đồng thời sẽ làm thoái hóa và ô nhiễm môi trường xung quanh. Do đó, nếu duy trì được một tỷ lệ thích hợp giữa hoạt động NTTS với điều kiện tự nhiên thì có thể duy trì được sự cân bằng. Đó cũng là một khái niệm nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững.

Riêng chúng ta không làm như Thái Lan được vì việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có tính cách "quần chúng". Hàng triệu ngư dân, nông dân đang tham gia vào hoạt động NTTS này với cơ sở hạ tầng chưa được phát triển. Trình độ dân trí, các hoạt động dịch vụ hậu cần cho nghề nuôi thuỷ sản của chúng ta cũng ở mức hạn chế. Với số lượng quá đông nông - ngư dân tham gia hoạt động này, chúng ta không thể thu hẹp diện tích để thâm canh hóa được. Do đó, bước đi của chúng ta phải khác với Thái Lan. Chúng ta phải chọn lựa hình thức thứ hai: mở rộng diện tích nuôi nhưng phải giảm mức độ thâm canh hóa ở mô hình này để tạo ra được sự cân bằng giữa khai thác và phục hồi của hệ sinh thái ven biển. Đó là cách đi do điều kiện khách quan bắt buộc nhưng cũng là cách đi khá khôn khéo của người Việt Nam.

Chính với mô hình này, nếu giải quyết tốt các vấn đề quản lý thì sẽ cho ra sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái độc đáo duy nhất của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện nay, người nông dân chúng ta còn nghèo mà hoạt động nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy, với năng suất 300kg/ha/năm đã là một nguồn lợi tức khá hấp dẫn. Mô hình này đầu tư rất thấp, chỉ có tiền con giống và các hoạt động cải tạo là chính. Theo ông Hảo, đây là một mô hình phù hợp trong điều kiện hiện nay của chúng ta.

Nguồn:TTXVN-CTOL-BANHANONG.COM 


° Các tin khác
• Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
• Việt Nam-Đan Mạch ký văn kiện hỗ trợ ngành thủy sản.
• Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An
• Có thể Mỹ sẽ nới lỏng quy định ký quỹ tôm.
• Nuôi cua ở Sóc Trăng
• Trà Vinh khai thác cua biển
• Thủy sản Việt Nam
• Mô hình nuôi thỏ tạo việc làm
• ĐBSCL chiếm hơn 72% số trang trại thủy sản cả nước.
• Nuôi tôm xen ghép rong sụn, rau câu tăng lợi nhuận.
• Mỏ nghêu Bến Tre:Biển lành ...nghêu hội.
• Nuôi bướm bà để bán
• Nuôi Hon thương phẩm ở Bắc Giang
• ĐBSCL:Giá cá tra, basa tăng mạnh
• Hải sản khan hiếm do khai thác quá mức
• Không tiêu huỷ gia cầm giống trong vùng dịch
• Giá tôm sú đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay
• Hình mẩu HTX chăn nuôi bò ở Sóc Trăng.
• Nuôi cá tra, ba sa ồ ạt ở ĐBSCL:Cảnh báo ô nhiểm môi trường nước.
• Khánh Hòa quy hoạch, phát triển nuôi 3 loại thủy sản mới.
• Nuôi heo theo công nghệ sạch ở Bình Dương :Mô hình cần nhân rộng.
• Mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn GAP.
• Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo
• Dịch cúm gia cầm chỉ còn ở 14 tỉnh, thành phố
• Hà Nội: Hơn 1.000 người diễn tập chống đại dịch cúm
• Đồng Nai: Phát triển nuôi dê bằng các giống mới
• Lào Cai: Khai trương cửa hàng bán thịt gà sạch

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb