Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Ô nhiểm môi trường nuôi:75 tấn cá chết ở tỉnh Đồng Tháp

Gía các loại cá nguyên liệu ba sa,cá tra ở ĐBSCL đang tăng cao,có lợi cho người nuôi cá.Phó chủ tịch Hiệp hội nghề cá An Giang Lê Chí Bình cho biết cá nguyên liệu thiếu hụt nhẹ trong tháng 1 do nhu cầu xuất khẩu cuối năm của doanh nghiệp tăng cao, cá sạch không nhiều và chưa đến thời kỳ thu hoạch. Ước tính của ông Bình, nhiều ao cá được thu hoạch vào tháng 2 sẽ cải thiện tình hình thiếu nguyên liệu chế biến của doanh nghiệp hiện nay.

Bộ Thủy sản cập nhật thông tin vào giữa tháng 1/2006, Đồng Tháp là tỉnh bị thiệt hại lớn nhất do cá chết nhiều trong hơn 1 tuần đầu thang 1 với tỷ lệ 5-10% cá trong ao, ước khoảng 75 tấn. Các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long... cá chết nằm trong mức cho phép 2-3%.

Báo cáo từ các tỉnh cũng cho thấy, hiện tượng cá chết đã giảm dần vào tuần giữa tháng 1. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng cho biết, theo kết luận chính thức từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, nguyên nhân cá chết là do môi trường nước trong ao bị nhiễm vi khuẩn Aeromomas Sobria, gây bệnh mủ gan cho cá. Mật độ nuôi dày đặc, 40 con/m2, cùng thói quen sử dụng thức ăn tươi sống trộn lẫn hóa chất bảo quản của ngư dân... đã làm bẩn môi trường nước trong ao.

"Sự cố cá chết lần này một lần nữa khiến ngành thủy sản phải tăng cường chỉ đạo và cảnh báo chung cho ngư dân, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá sạch để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cá", Thứ trưởng Thắng nói. Hiện tại, 1 mặt Bộ khuyến cáo ngư dân không sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng và chữa bệnh cho cá, mặt khác hướng dẫn ngư dân tăng cường thay nước để đảm bảo môi trường sạch, đồng thời dùng thức ăn tốt nhằm tăng sức đề kháng cá nuôi.

Trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp thủy sản đặt vấn đề cần phải tách biệt vùng nuôi thủy sản với khu vực trồng lúa. "Những hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu... sử dụng cho lúa đã có ảnh hưởng đến chất lượng sạch của thủy sản", Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang (Agifish) Ngô Phước Hậu nhận xét.

Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu long hiện đang triển khai phương án vùng nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa, như một biện pháp truyền thống của nông dân. Tuy nhiên theo Thứ trưởng Thắng, mô hình này chỉ có thể áp dụng cho các loại cá đồng phi công nghiệp như cá rô, sặt... chứ không thể thực hiện đối với cá xuất khẩu. "Ngoài ra cũng cần có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng hóa chất khi trồng lúa cho thích hợp với nuôi cá, tránh tình trạng cá nhiễm bẩn", ông Thắng nói.

Ngành thủy sản cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các vùng nông nghiệp chú ý bảo vệ nguồn lợi và môi trường nuôi thủy sản.

Theo thống kê của Hiệp hội nghề cá, năm 2005, các doanh nghiệp đã thu mua 420.000 tấn cá tra, ba sa nguyên liệu, tăng gần 100.000 tấn so với năm trước. Dự kiến con số này sẽ đạt tới 500.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên những ngày đầu năm, đã có dấu hiệu thị trường khan hiếm cá tra, ba sa nguyên liệu. Nhiều ngư dân đang ghìm giữ không chịu bán cá để chờ giá lên cao hơn.

Phó chủ tịch Hiệp hội nghề cá An Giang Lê Chí Bình cho biết cá nguyên liệu thiếu hụt nhẹ trong tháng 1 do nhu cầu xuất khẩu cuối năm của doanh nghiệp tăng cao, cá sạch không nhiều và chưa đến thời kỳ thu hoạch. Ước tính của ông Bình, nhiều ao cá được thu hoạch vào tháng 2 sẽ cải thiện tình hình thiếu nguyên liệu chế biến của doanh nghiệp hiện nay.

Nguồn:VNEXPRESS-bannhanong.vietnetnam.net

 


° Các tin khác
• Vấn nạn hàng thủy sản ngoại lấn át hàng nội!
• Dịch cúm gia cầm: Nguy cơ tái phát rất cao!
• Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo ở Long An
• Có thể Mỹ sẽ nới lỏng quy định ký quỹ tôm.
• Nuôi cua ở Sóc Trăng
• Trà Vinh khai thác cua biển
• Thủy sản Việt Nam
• Mô hình nuôi thỏ tạo việc làm
• ĐBSCL chiếm hơn 72% số trang trại thủy sản cả nước.
• Nuôi tôm xen ghép rong sụn, rau câu tăng lợi nhuận.
• Mỏ nghêu Bến Tre:Biển lành ...nghêu hội.
• Nuôi bướm bà để bán
• Nuôi Hon thương phẩm ở Bắc Giang
• ĐBSCL:Giá cá tra, basa tăng mạnh
• Hải sản khan hiếm do khai thác quá mức
• Không tiêu huỷ gia cầm giống trong vùng dịch
• Giá tôm sú đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay
• Hình mẩu HTX chăn nuôi bò ở Sóc Trăng.
• Nuôi cá tra, ba sa ồ ạt ở ĐBSCL:Cảnh báo ô nhiểm môi trường nước.
• Khánh Hòa quy hoạch, phát triển nuôi 3 loại thủy sản mới.
• Nuôi heo theo công nghệ sạch ở Bình Dương :Mô hình cần nhân rộng.
• Mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn GAP.
• Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo
• Dịch cúm gia cầm chỉ còn ở 14 tỉnh, thành phố
• Hà Nội: Hơn 1.000 người diễn tập chống đại dịch cúm
• Đồng Nai: Phát triển nuôi dê bằng các giống mới
• Lào Cai: Khai trương cửa hàng bán thịt gà sạch
• Dịch cúm gia cầm và cúm ở người đã diễn tiến khả quan
• Nhu cầu thịt gà sạch ở Hà Nội tăng
• Một ngày, thêm 7 xã phát dịch

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb