Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nuôi cá tra, ba sa ồ ạt ở ĐBSCL:Cảnh báo ô nhiểm môi trường nước.

Trong những năm qua, trên đà phát triển chung của nghề nuôi trồng thủy sản cả nước, con cá tra, ba sa ở ĐBSCL ngày một chiếm vị trí quan trọng góp phần trong phát triển kinh tế của khu vực. Sản lượng thu được, kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng đang hứa hẹn một hướng phát triển đầy tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, việc cá nuôi chết, tỷ lệ hao hụt ngày một tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố môi trường nước bị ô nhiểm nặng là chủ yếu đang đặt ra nhiều vấn đề cần sớm có giải pháp khắc phục...

Với sản lượng hàng năm khoảng 150.000 tấn, tăng khoảng 20%, nghề nuôi cá tra, ba sa tại An Giang đã đóng góp 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Với việc đầu tư thêm 4 nhà máy chế biến trong năm qua cho thấy tầm quan trọng của nghề nuôi cá tra, ba sa tại An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Song, chính những hiệu quả kinh tế mang lại từ con cá tra, ba sa đã tạo một làn sóng mới trong phát triển thủy sản của khu vực “nhà nhà nuôi cá, người người nuôi cá”. Lúc đầu chỉ một vài bè đã tăng lên hàng trăm, rồi hàng ngàn. Đến lúc không thể nuôi bè bà con bắt đầu đăng quầng và đào ao nuôi. Suốt những năm qua, hiệu quả trước mắt do con cá tra, ba sa mang lại thật sự rất lớn. Nhiều gia đình đã đổi đời và nuôi cá tra, ba sa là một giải pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Tuy nhiên hệ lụy từ những bước phát triển ồ ạt, thiếu định hướng bắt đầu lộ rõ.

Hơn nửa tháng qua, những hệ quả xấu từ vùng nuôi bắt đầu lan tỏa. Cá nuôi tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang bắt đầu có tỷ lệ hao hụt lên đến mức báo động. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA) nhận định: “Những năm trước, khi chỉ vài hộ nuôi cá thì không hao hụt nhiều, chỉ ước chừng 5-7%. Còn bây giờ tỷ lệ chấp nhận đã dao động từ 20-30%, nguyên nhân chính là người nuôi chạy theo cái lợi trước mắt mà thả nuôi vượt mật độ cho phép. Kéo theo đó tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi ngày một tăng, nên cá ngày một hao hụt nhiều và tỷ lệ hiện đã đến mức báo động”.

Còn ông Trần Anh Dũng, Phó chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản An Giang cho biết: Mấy năm qua, cứ đến vụ đông xuân là bà con nuôi thủy sản dọc tuyến sông Tiền và sông Hậu lại phải chứng kiến nạn cá chết. Trước mắt, nguyên nhân chính do vào vụ bà con đồng loạt bơm nước từ ruộng ra để xuống giống đã đưa biết bao nhiêu chất ô nhiễm và cả mầm bệnh đều thải xuống sông. Đồng thời, sự thay đổi thời tiết do chuyển mùa cũng là một yếu tố làm cho tỷ lệ cá hao hụt tăng cao”.

Trong khi đó, theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, qua khảo sát từ hơn 3.300 bè nuôi trên các tuyến sông tại An Giang, hầu hết các bè đều neo đậu không đúng khoảng cách an toàn. Tại các khu vực như Đa Phước – An Phú; Vĩnh Ngươn, Vĩnh Mỹ – Châu Đốc; Mỹ Hòa Hưng – Long Xuyên; Long Sơn – Phú Tân đều là những nơi có nhiều bè cá neo đậu với mật độ rất cao, vi phạm khoảng cách neo đậu; không thu gom rác thải, đại đa số các bè đều không lắp cầu vệ sinh tự hoại. Số hộ lắp đặt cầu tiêu trên bè chỉ đạt 14%. Ngoài ra, diện tích nuôi cá ao hầm chưa có quy hoạch và tự phát đã lên đến 1.400 ha. Các hộ này không chuẩn bị đất dự phòng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải… Chính những yếu tố đó đã làm môi trường nuôi thủy sản ngày một xấu đi và là nguyên nhân chính đẩy tỷ lệ cá hao hụt khi thả nuôi lên đến mức báo động như hiện nay.

Theo kết quả quan trắc trong năm 2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang về chất lượng nguồn nước ở các đoạn kinh rạch nội đồng thuộc sông Tiền và sông Hậu đều bị ô nhiễm. Và nguyên nhân chính là do việc sử dụng nông dược trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm sau thu hoạch không được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, việc tập trung các khu đô thị và hoạt động nuôi trồng thủy sản ven sông, kinh rạch nội đồng đã góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm.

Nếu so sánh với kết quả quan trắc chất lượng môi trường mùa khô năm 2004, có thể đánh giá chất lượng nước mặt các tuyến sông chính năm 2005 ô nhiễm hơn đối với các chỉ tiêu hàm lượng ô xy hóa tan và mật số vi sinh tổng coliforms. Nước có chỉ số ô xy hòa tan thấp do ô nhiễm sẽ là một trong những nguyên nhân chính tác động đến quá trình hô hấp của thủy sản, làm tăng hao hụt, giảm hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, chỉ tiêu mật đô vi sinh tổng coliforms cao vượt 100-136 lần tiêu chuẩn môi trường ở sông Hậu và các kinh rạch nội đồng làm ô nhiễm chất lượng nước mặt sinh hoạt khá nghiêm trọng.

Mới đây, kết quả khảo sát vào đầu tháng 1 – 2006 vừa qua của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II, cũng kết luận những bất lợi về môi trường thời gian qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cá chết. Bên cạnh đó, việc người nuôi cá với mật độ cao gấp 2-3 lần cho phép đã làm cá dễ phát bệnh và chết. Tuy nhiên đây là một cảnh báo nếu không có những giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì hậu quả cho tương lai rất lớn.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÀO CHO TƯƠNG LAI?

Trước những nguy cơ từ nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, ông Nguyễn Thành Tâm, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên -Môi trường An Giang đề xuất: “Cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan trắc cảnh báo về môi trường và dịch bệnh thủy sản cho từng vùng nuôi. Thực hiện quan trắc định kỳ chất lượng nước mặt nuôi trồng thủy sản. Các địa phương xây dựng đề án xã hội hóa thu gom rác làng bè và bến bãi có nhiều ghe tàu neo đậu. Xây dựng đề án xây nhà vệ sinh công cộng trên bờ phục vụ cho khu vực có nhiều bè nuôi cá, ghe tàu neo đậu. Ngoài ra, cần nhanh chóng sắp xếp lại các vùng nuôi cá, bè và nuôi cá ao hầm, trong đó phải tính đến yếu tố môi trường, hướng dẫn xử lý nước thải các ao hầm nuôi cá. Tăng cường kiểm tra các hộ chăn nuôi cá bè, ao hầm, đăng quầng, buộc phải thực hiện đăng ký đạt chuẩn môi trường, có hầm hoặc mương sinh học để xứ lý nước thải. Giữ nguyên hiện trạng các quầng nuôi cá không cho phát sinh thêm. Các địa phương phải có quy hoạch chi tiết về phát triển thủy sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường”. Còn ông Nguyễn Hữu Khánh, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, cho rằng: “Các tỉnh cần triển khai đồng loạt các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất sự phát triển tự phát ở khâu nuôi, qua đó sẽ dễ dàng kiểm soát khi có sự cố”.

Trước những gì đang diễn ra cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn từ nạn ô nhiễm môi trường đã hiển hiện và đe dọa cả trong tương lai. Nó không chỉ ảnh hưởng đến nghề nuôi cá tại ĐBSCL mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Có thể nói An Giang là một trong những tỉnh đi tiên phong tìm giải pháp khắc phục tình trạng xấu do môi trường mang lại. Tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II lắp đặt các hệ thống theo dõi môi trường tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời cảnh báo khả năng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, bằng những mô hình liên kết sản xuất cá sạch AGIFISH, NAVICO... các doanh nghiệp đã tập hợp được người nuôi để tạo sự hài hòa và đồng thuận trong việc phát triển nghề chăn nuôi thủy sản. Với các liên kết này sẽ đảm bảo mật độ nuôi cũng như hạn chế thấp nhất tình trạng sử dụng kháng sinh vô tội vạ như thời gian qua, đảm bảo một hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

                                                                                                       Nguồn:Báo ĐT CẦN THƠ


° Các tin khác
• Khánh Hòa quy hoạch, phát triển nuôi 3 loại thủy sản mới.
• Nuôi heo theo công nghệ sạch ở Bình Dương :Mô hình cần nhân rộng.
• Mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn GAP.
• Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo
• Dịch cúm gia cầm chỉ còn ở 14 tỉnh, thành phố
• Hà Nội: Hơn 1.000 người diễn tập chống đại dịch cúm
• Đồng Nai: Phát triển nuôi dê bằng các giống mới
• Lào Cai: Khai trương cửa hàng bán thịt gà sạch
• Dịch cúm gia cầm và cúm ở người đã diễn tiến khả quan
• Nhu cầu thịt gà sạch ở Hà Nội tăng
• Một ngày, thêm 7 xã phát dịch
• Nông trường bò sữa Lâm Đồng
• Cá Diếc
• Đầu tư nuôi Heo rừng (lai)
• Hợp tác đầu tư nuôi Nhím với Cty Anfa
• Hòa Khương giàu nhờ nuôi cá
• Giúp nghề nuôi cá tra, basa phát triển ổn định và bền vững
• Ninh Bình cải tạo đàn dê hướng thịt
• Yên Bái: đầu tư gần 10 tỷ đồng phát triển mạnh đàn bò lai
• Thanh Hoá:chuyển hướng phát triển nhanh đàn gia súc
• Trị bệnh cước chân ở trâu, bò
• Tư vấn thêm cho người nuôi gia cầm
• Năm 2006: 1,1 triệu ha nuôi trồng thuỷ sản
• Hướng tới mục tiêu một triệu tấn sữa năm 2010
• Chính phủ đồng ý hủy và giết mổ toàn bộ đàn thuỷ cầm
• Chính phủ chỉ đạo giảm chăn nuôi thuỷ cầm và tiêu thụ gia cầm không bệnh
• Dịch cúm gia cầm bước đầu được khống chế
• TPHCM xây dựng khu nuôi chim cảnh tập trung
• Quý I-2006:Có khả năng sẽ thiếu hụt cá ba sa, cá tra nguyên liệu
• Các hộ nuôi cá tra có khuynh hướng chuyển sang nuôi các loại cá khác

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb