Nuôi trồng tảo xoá đói giảm nghèo
Vào năm 1990, Tổ chức nhân đạo Antenna ở Thuỵ sĩ đã đưa ra một ý tưởng
mới, đó là dùng tảo spirulina để chống đói nghèo ở những nước kém và đang phát
triển. Nếu như một héc ta lúa mì hoặc đậu tương chỉ cho con người khoảng 1 tấn
protein tinh chế thì tảo có khả năng sản xuất ra protein là 9 tấn/ha. Sau nhiều
năm vận động, Antenna đã thuyết phục được người dân ở nhiều nước trồng loại tảo
này để xuất khẩu và làm thuốc. Tổ chức này đã trưng dẫn tài liệu và các phương
tiện nghe nhìn chứng minh cho họ rằng, những tác dụng về y học cũng như có giá
trị về kinh tế.
Một số công ty của Pháp đã bắt đầu trồng tảo tại châu Phi, điển
hình như ở Koudougou. Các chuyên gia đã giúp người dân ở đây cải tạo các ao hồ
để trồng tảo quanh năm dùng làm thuốc và xuất khẩu. Mỗi tháng đã xuất khẩu được
hàng triệu đô la và chỉ cần trích ra khoảng 100 kg là có thể cứu sống 3.000 đứa
trẻ khỏi cảnh chết chóc vì đói khát.
Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, tảo spirulina còn
là thực đơn chữa béo phì vô cùng hiệu quả. Công ty Dược phẩm Equilibre Attitude
của Pháp đã tăng gấp đôi doanh thu bán ra nhờ chế biến loại tảo này thành tân
dược chống béo phì. Sau sự kiện này hàng loạt tập đoàn dược phẩm thế giới đã
nhảy vào phát triển tảo thành thuốc.
Hiện nay, loài tảo này đã được trồng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật,
Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nigeria, Nam Phi, Kenya...Các nhà khoa học
tuyên bố rằng tảo spirulina còn có thể được sử dụng để chế tạo thành thuốc chống
căn bệnh thế kỉ AIDS và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân nhiễm HIV. Hai
trường Đại học danh tiếng Harvard và Boston của Mỹ đang nhân giống tảo spirulina
thành một loại tảo mới có khả năng chống được virut cảm cúm hoặc tăng cường sức
lực cho DNA. Các cuộc thí nghiệm mới đây còn chứng minh được rằng, khi sử dụng
các hợp chất trong tảo spirulina cho những con chuột bị ung thư thì chúng đã
giảm được những cơn đau đớn và các khối u cũng phát triển chậm lại. Trong khi
đó, các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng tảo spirulina còn có thể làm cho các
cơ quan nội tạng như tim, tuyến giáp tuyến tuỵ, tuỷ xương và màng tế bào trở nên
khoẻ mạnh hơn. Các cơ quan chuyên ngành của Bộ Y tế,Bộ Thuỷ sản Việt Nam hẵn
đã tiếp nhận thông tin này để xây dựng đề tài khoa học ứng dụng vào thực tiển
phù hợp với các điều kiện môi trường biển nhiệt đới thuận lợi của nước
ta?
Theo
NNVN |