Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Ninh Bình cải tạo đàn dê hướng thịt

Năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu dê & thỏ Sơn Tây (Viện Chăn nuôi) đã chuyển giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình giống dê Boer của Mỹ nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn dê cỏ ở Ninh Bình.

Đây là giống dê có tỷ lệ thịt cao, màu lông trắng, cơ bắp đầy đặn, sinh trưởng nhanh. Trọng lượng sơ sinh bình quân từ 2,8 - 3 kg/con, dê 9 tháng tuổi đạt 42 - 43 kg/con, có khả năng chống chịu bệnh tật; đặc biệt giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi sinh trưởng nhanh, đạt 260 g/con/ngày. Sau khi tiếp nhận giống dê này, TTKN Ninh Bình đã tổ chức triển khai mô hình lai tạo giống dê chuyên thịt Boer với đàn dê lai Bách thảo + cỏ. Theo đó dê đực Boer được phối giống với dê cái Bách thảo + cỏ, tạo ra con lai Boer Bách thảo cỏ, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn dê lai Bách thảo + cỏ, từ 10-15%, phẩm chất thịt thơm ngon, tầm vóc to hơn.

Theo ông Ngô Tiến Giang, GĐ TTKN Ninh Bình, sau 2 năm thực hiện mô hình, các hộ tham gia đã lai tạo được 346 con dê F1 Boer (1/2 Boer + 1/2 Bách thảo cỏ). So sánh giống dê cỏ và dê lai Bách thảo + cỏ mà người dân đang nuôi ở một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật thì dê lai Boer + Bách thảo cỏ cao hơn hẳn. Khi mổ khảo sát dê lai Boer Bách thảo cỏ 6 tháng tuổi, Trung tâm thu được kết quả như sau: Tỷ lệ thịt xẻ của dê lai F1 Boer Bách thảo cỏ đạt 41% khối lượng cơ thể, cao hơn dê lai Bách thảo cỏ 9,1%, dê cỏ 12,8%. Thịt dê lai Boer mềm, thơm ngon và ngọt hơn dê cỏ và Bách thảo cỏ.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của dê lai F1 Boer cao hơn dê cỏ 28%, dê Bách thảo cỏ 18%. Mỗi kg tăng trọng của dê lai F1 Boer Bách thảo cỏ chi phí thức ăn thấp hơn dê cỏ 1,1 kg và dê Bách thảo cỏ 0,6 kg trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau. 1 con dê lai F1 Boer 9 tháng tuổi đạt 36,8 kg thu được 1.656.000 đ, trong khi 1 dê Bách thảo cỏ đạt 31,5 kg, thu được 1.260.000 đ, dê cỏ chỉ đạt 28,6 kg thu 1.144.000 đ. Như vậy 1 dê lai F1 Boer nuôi đến 9 tháng tuổi thu cao hơn dê Bách thảo cỏ 396.000 đ, cao hơn dê cỏ 512.000 đ. Với 346 con dê lai F1 Boer đã làm lợi cho người tham gia mô hình 137 triệu đồng. Hiệu quả hơn là đã tạo con giống 1/2 Boer, cung cấp cho nhiều hộ chăn nuôi dê trong tỉnh để nhân thuần và lai tạo tiếp.


Ông Phạm Bá Đát, thôn Hang Nước, xã Quang Sơn (TX Tam Điệp) cho biết: Được TTKN chuyển giao 1 con dê đực Boer từ năm 2003, đến nay gia đình ông đã lai tạo được hàng chục con dê F1 Boer Bách thảo cỏ, năng suất tăng 20-25% so với dê Bách thảo cỏ và 40% dê cỏ truyền thống. Bình quân mỗi năm, dê đực Boer phối từ 30-40 cái Bách thảo cỏ có chửa. Đàn dê cái đẻ 1,8 lứa/năm, mỗi lứa bình quân đạt 1,5 con. Năm 2005 đàn dê nhà ông Phạm Bá Đát sinh sản 150 con dê lai Boer F1. Vào thời điểm này giá dê giống đang lên cao (65.000 đ/kg), gia đình ông đang giàu lên trông thấy.

Nguồn tin: Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT


° Các tin khác
• Yên Bái: đầu tư gần 10 tỷ đồng phát triển mạnh đàn bò lai
• Thanh Hoá:chuyển hướng phát triển nhanh đàn gia súc
• Trị bệnh cước chân ở trâu, bò
• Tư vấn thêm cho người nuôi gia cầm
• Năm 2006: 1,1 triệu ha nuôi trồng thuỷ sản
• Hướng tới mục tiêu một triệu tấn sữa năm 2010
• Chính phủ đồng ý hủy và giết mổ toàn bộ đàn thuỷ cầm
• Chính phủ chỉ đạo giảm chăn nuôi thuỷ cầm và tiêu thụ gia cầm không bệnh
• Dịch cúm gia cầm bước đầu được khống chế
• TPHCM xây dựng khu nuôi chim cảnh tập trung
• Quý I-2006:Có khả năng sẽ thiếu hụt cá ba sa, cá tra nguyên liệu
• Các hộ nuôi cá tra có khuynh hướng chuyển sang nuôi các loại cá khác
• Đà Nẵng: triển khai kinh doanh trứng gia cầm tập trung
• Thái Nguyên: triển khai các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm
• Cá basa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường
• Tạo động lực thu hút các vốn đầu tư để tăng trưởng ngành Thuỷ sản
• Bạc Liêu: Chuyển 70.000 ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản
• Chăn nuôi Vịt lấy thịt và lấy trứng 
• Nuôi cá hồi Bắc Âu ở Sa Pa
• Canada tuyên bố cá Việt Nam bị nhiễm độc
• Đầm Lăng Cô trắng khói nung vôi
• Mô hình nuôi Vẹm xanh
• Nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm
• TP.HCM: Tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm bằng đường thủy
• Đà điểu châu Phi trên đất cảng
• Cá rô phi giúp tôm nhanh lớn
• Cá điêu hồng sống cùng tôm sú
• Bộ Thủy sản: dự kiến năm 2010 diện tích nuôi trồng rong biển tăng lên 20.000ha
• Hiện tượng "Thủy triều đỏ"
• Vạn Ninh: Nuôi thực nghiệm giống vẹm xanh và rong sụn

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb