Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Trị bệnh cước chân ở trâu, bò

Nguyên nhân

Do thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh, cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể gia súc bị suy nhược, khả năng đề kháng của cơ thể kém, bị nhiễm khuẩn và phát bệnh phát cước chân.

Triệu chứng

Bệnh phát cước chân ở trâu bò xảy ra ở 3 cấp độ sau:

Cấp 1: Da dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ.

Cấp 2: Lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch màu vàng, lộ ra một lớp tổ chức màu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm cho trâu, bò bị què phải nằm tại chỗ.

Cấp 3: Da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám, có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Nếu nặng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư, làm lộ ra cả những sợi cơ và xương.

Bệnh cần được điều trị kịp thời nếu không có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.

Phòng bệnh

Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài.

- Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài.

- Cho trâu, bò ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.

Điều trị

Nếu bệnh mới xuất hiện có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày. Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.

Nếu bệnh đã ở cấp độ 3, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử, sau đó mới điều trị.

- Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau và điều trị liên tục 3-5 ngày

+ Pen-Strep 5.000-10.000 UI/kg thể trọng/ngày.

+ Ampicillin 7-10 mg/kg TT/ngày.

+ Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày.

+ Amtyo 7-8 ml/100 kg TT/ngày.

- Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P, Vitamin B1: 2-3 mg/kg P, Vitamin C: 3-5 mg/kg P.

Nguồn tin: NTNN


° Các tin khác
• Tư vấn thêm cho người nuôi gia cầm
• Năm 2006: 1,1 triệu ha nuôi trồng thuỷ sản
• Hướng tới mục tiêu một triệu tấn sữa năm 2010
• Chính phủ đồng ý hủy và giết mổ toàn bộ đàn thuỷ cầm
• Chính phủ chỉ đạo giảm chăn nuôi thuỷ cầm và tiêu thụ gia cầm không bệnh
• Dịch cúm gia cầm bước đầu được khống chế
• TPHCM xây dựng khu nuôi chim cảnh tập trung
• Quý I-2006:Có khả năng sẽ thiếu hụt cá ba sa, cá tra nguyên liệu
• Các hộ nuôi cá tra có khuynh hướng chuyển sang nuôi các loại cá khác
• Đà Nẵng: triển khai kinh doanh trứng gia cầm tập trung
• Thái Nguyên: triển khai các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm
• Cá basa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường
• Tạo động lực thu hút các vốn đầu tư để tăng trưởng ngành Thuỷ sản
• Bạc Liêu: Chuyển 70.000 ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản
• Chăn nuôi Vịt lấy thịt và lấy trứng 
• Nuôi cá hồi Bắc Âu ở Sa Pa
• Canada tuyên bố cá Việt Nam bị nhiễm độc
• Đầm Lăng Cô trắng khói nung vôi
• Mô hình nuôi Vẹm xanh
• Nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm
• TP.HCM: Tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm bằng đường thủy
• Đà điểu châu Phi trên đất cảng
• Cá rô phi giúp tôm nhanh lớn
• Cá điêu hồng sống cùng tôm sú
• Bộ Thủy sản: dự kiến năm 2010 diện tích nuôi trồng rong biển tăng lên 20.000ha
• Hiện tượng "Thủy triều đỏ"
• Vạn Ninh: Nuôi thực nghiệm giống vẹm xanh và rong sụn
• Thủy sản đang thuận lợi... kép
• H5N1 ở VN đã có nhiều đột biến nguy hiểm 
• Biển Cửa Tùng (Quảng Trị): Ngư dân kiếm tiền triệu mỗi đêm từ cá mú giống

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb