Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Chính phủ chỉ đạo giảm chăn nuôi thuỷ cầm và tiêu thụ gia cầm không bệnh

Cùng với các biện pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, trong thời điểm này, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo các địa phương giảm đàn thuỷ cầm và chú trọng việc tiêu thụ gia cầm không nhiễm bệnh để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Tại cuộc họp giao ban mới đây với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và cúm ở người về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nêu rõ, qua kiểm tra xét nghiệm, đàn thuỷ cầm có tỷ lệ nhiễm virus H5N1 rất cao, là nơi tiềm ẩn mầm bệnh lớn nhất.

Trong khi đó, nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương giảm đàn thuỷ cầm, do đó số lượng đàn thuỷ cầm vẫn tăng và có nhiều ổ dịch mới phát ra trên đàn thuỷ cầm. Vì vậy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo kiên quyết việc giảm đàn: không được ấp nở, nuôi mới, phải tiêu huỷ toàn bộ thuỷ cầm có nhiễm virus H5N1. Đối với thuỷ cầm đã đến tuổi xuất chuồng, không nhiễm bệnh thì tổ chức giết mổ tập trung, kiểm dịch chặt chẽ để tiêu thụ bình thường.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng nhấn mạnh, việc tiêu thụ gia cầm không nhiễm bệnh hiện nay là một trong những biện pháp cấp bách để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, nền kinh tế và bảo vệ môi trường; yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan thú y, y tế, quản lý thị trường tổ chức kiểm dịch chặt chẽ gia cầm trước khi đưa vào giết mổ tập trung, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, phối hợp và hỗ trợ các cơ sở, các doanh nghiệp tổ chức giết mổ tập trung, chế biến, bảo quản gia cầm không nhiễm bệnh.

Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến thời điểm này, cả nước chỉ còn 187 xã, phường của 63 quận, huyện, thị xã thuộc 14 tỉnh, thành phố dịch cúm gia cầm xảy ra chưa qua 21 ngày, tạm thời dịch cúm gia cầm đã từng bước được khống chế ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vẫn đề nghị các địa phương không nên chủ quan vì tình hình vẫn còn phức tạp, mầm bệnh còn tồn tại ở nhiều nơi. Đặc biệt, đang là thời điểm mới bắt đầu vào mùa đông, thời điểm mà dịch cúm có thể diễn biến xấu, nhất là thời điểm tháng 1 và 2 hàng năm. Do đó, các tỉnh cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn, đặc biệt đối với đàn thuỷ cầm.

Hiện nay, một số địa phương đã có kế hoạch huỷ đàn thuỷ cầm để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên-Môi trường, các địa phương có gia cầm bị bệnh cần tiêu huỷ, chôn lấp theo đúng hướng dẫn cụ thể để tránh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời diệt tận gốc, không để dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 lan rộng trong cộng đồng. Cụ thể, vị trí đốt gia cầm phải cách xa khu dân cư, bệnh xá, trường học, công trình công cộng tối thiểu 500m và phải gần với trại gia cầm bị dịch bệnh.

Cần chú ý khi đốt gia cầm phải đốt thành than hoàn toàn để tránh gây ô nhiễm môi trường sau này và lây lan dịch bệnh. Hố để chôn lấp gia cầm bị bệnh phải sâu 0,5m, có lưới thép làm vỉ đốt, nhiên liệu và vôi bột, hoá chất để khử trùng sau khi chôn lấp xong. Đáy hố chôn phải cách mực nước ngầm ít nhất là 5m, cô lập được nước rỉ ra từ gia cầm bị chôn lấp hoặc tràn ra từ các hố chôn lấp vào một ao riêng để xử lý trước khi thoát vào hệ thống nước mặt của khu vực dân cư. Nghiêm cấm việc thải xác gia cầm bị chết bừa bãi lộ thiên (vào nguồn nước, nơi công cộng, bãi rác…). Khi phát hiện xác gia cầm trong nguồn nước, nơi công cộng thì phải nhanh chóng thu gom và xử lý theo quy định./.

Nguồn tin: VOV


° Các tin khác
• Dịch cúm gia cầm bước đầu được khống chế
• TPHCM xây dựng khu nuôi chim cảnh tập trung
• Quý I-2006:Có khả năng sẽ thiếu hụt cá ba sa, cá tra nguyên liệu
• Các hộ nuôi cá tra có khuynh hướng chuyển sang nuôi các loại cá khác
• Đà Nẵng: triển khai kinh doanh trứng gia cầm tập trung
• Thái Nguyên: triển khai các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm
• Cá basa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường
• Tạo động lực thu hút các vốn đầu tư để tăng trưởng ngành Thuỷ sản
• Bạc Liêu: Chuyển 70.000 ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản
• Chăn nuôi Vịt lấy thịt và lấy trứng 
• Nuôi cá hồi Bắc Âu ở Sa Pa
• Canada tuyên bố cá Việt Nam bị nhiễm độc
• Đầm Lăng Cô trắng khói nung vôi
• Mô hình nuôi Vẹm xanh
• Nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm
• TP.HCM: Tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm bằng đường thủy
• Đà điểu châu Phi trên đất cảng
• Cá rô phi giúp tôm nhanh lớn
• Cá điêu hồng sống cùng tôm sú
• Bộ Thủy sản: dự kiến năm 2010 diện tích nuôi trồng rong biển tăng lên 20.000ha
• Hiện tượng "Thủy triều đỏ"
• Vạn Ninh: Nuôi thực nghiệm giống vẹm xanh và rong sụn
• Thủy sản đang thuận lợi... kép
• H5N1 ở VN đã có nhiều đột biến nguy hiểm 
• Biển Cửa Tùng (Quảng Trị): Ngư dân kiếm tiền triệu mỗi đêm từ cá mú giống
• Sản xuất thử nghiệm thành công cua biển
• Ninh Thuận: Nuôi ếch xanh: Mô hình mới, hiệu quả kinh tế cao
• Khó khăn nghề nuôi tôm - Nghĩ về chuyển đổi nuôi, trồng ở Phước Dinh
• Hãy hỗ trợ một ngày lương cho bà con nuôi gia cầm
• Bắc Ninh: Muối gà, vịt cho... gia cầm ăn

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb