Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Cá basa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường

Người Việt định cư tại Australia mấy năm nay đã biết tới cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam qua cái tên cá bông lau, một loại cá thịt mềm, nhiều mỡ, rất thích hợp để chế biến các món ăn truyền thống Việt Nam. Thế nhưng nay thì không chỉ người Việt ăn cá bông lau, mà cả dân Australia cũng bắt đầu tiêu thụ mạnh các loại cá da trơn từ Việt Nam.

Tại các cửa hàng bán cá, cá da trơn Việt Nam được bán trong bọc nylon có đề ngoài “fillet cá không xương”, “fillet cá nước ngọt” hay đơn giản là “cá basa” với giá khoảng 10 đô la Australia (1 AUD = 12.000 VNĐ) một kg. Lượng cá basa bán tại Australia năm nay có thể lên tới 7.000 tấn, đưa loại cá này lên vị trí số một trong các loại cá được dân chúng tiêu thụ.

Ông Grahame Turk, Giám đốc điều hành Liên hiệp Chợ cá Sydney, đồng thời là Phó Chủ tịch Ủy hội Hải sản Australia, giải thích cá basa Việt Nam đã được bán trong một vài năm nay và trong năm vừa rồi trở thành loại cá bán chạy nhất. “Nguyên do chính là bởi vì loại cá này có thịt trắng, mềm, được bán dưới dạng fillet không da và không xương, rất dễ sử dụng”.

Các chủ tiệm bán cá bọc bột rán, một món ăn truyền thống của dân Tây Âu (tiếng Anh gọi là fish and chips) cũng phát hiện ra là cá basa Việt Nam rất thích hợp để chế biến món ăn này. Một thế mạnh khác của cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam là giá thành rất rẻ. So với giá cá biển mà Australia xuất khẩu đi nước ngoài trung bình là 25 AUD/kg, thì cá nhập khẩu chưa đầy 6 AUD/kg. Cá nhập khẩu hiện nay chiếm 65% số cá tiêu thụ của người dân Australia và theo ông Grahame Turk, tỷ trọng này sẽ tăng tới 85% trong một thập niên tới.

Nguồn tin: V.M. (SGGP)


° Các tin khác
• Tạo động lực thu hút các vốn đầu tư để tăng trưởng ngành Thuỷ sản
• Bạc Liêu: Chuyển 70.000 ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản
• Chăn nuôi Vịt lấy thịt và lấy trứng 
• Nuôi cá hồi Bắc Âu ở Sa Pa
• Canada tuyên bố cá Việt Nam bị nhiễm độc
• Đầm Lăng Cô trắng khói nung vôi
• Mô hình nuôi Vẹm xanh
• Nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm
• TP.HCM: Tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm bằng đường thủy
• Đà điểu châu Phi trên đất cảng
• Cá rô phi giúp tôm nhanh lớn
• Cá điêu hồng sống cùng tôm sú
• Bộ Thủy sản: dự kiến năm 2010 diện tích nuôi trồng rong biển tăng lên 20.000ha
• Hiện tượng "Thủy triều đỏ"
• Vạn Ninh: Nuôi thực nghiệm giống vẹm xanh và rong sụn
• Thủy sản đang thuận lợi... kép
• H5N1 ở VN đã có nhiều đột biến nguy hiểm 
• Biển Cửa Tùng (Quảng Trị): Ngư dân kiếm tiền triệu mỗi đêm từ cá mú giống
• Sản xuất thử nghiệm thành công cua biển
• Ninh Thuận: Nuôi ếch xanh: Mô hình mới, hiệu quả kinh tế cao
• Khó khăn nghề nuôi tôm - Nghĩ về chuyển đổi nuôi, trồng ở Phước Dinh
• Hãy hỗ trợ một ngày lương cho bà con nuôi gia cầm
• Bắc Ninh: Muối gà, vịt cho... gia cầm ăn
• Cán bộ thú y khai báo gian lận gia cầm chết để trục lợi
• Có thể phải tiêu hủy đàn gia cầm cả nước
• TPHCM: Diệt trừ bồ câu bằng thuốc Dipterex
• Honđurát: Xuất khẩu tôm giảm sút do giá thấp
• Tin vắn xuất khẩu thuỷ sản tại một số địa phương
• Dịch cúm gia cầm: Một số địa phương đã khống chế được dịch
• Huế: Lập "đội đặc nhiệm" bắn hạ bồ câu hoang

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb