Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Ninh Thuận: Nuôi ếch xanh: Mô hình mới, hiệu quả kinh tế cao

Ếch được xếp vào nhóm động vật có ích và bao đời qua, thịt ếch được xem là một trong những đặc sản của bà con nông thôn cũng như thành thị. Gần đây, tại thị xã PR-TC, một số hộ nông dân đã đầu tư vốn nuôi ếch xanh, với hy vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vài năm gần đây, có thể nói số lượng ếch trong tự nhiên đã cạn kiệt do tình trạng đánh bắt vô tội vạ (!). Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ, nhiều hộ ở thị xã PR-TC đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi ếch giống và ếch thương phẩm, theo hai hình thức là nuôi ếch trong lồng sắt có bao lưới chung quanh và trong bể xây bằng xi măng (tùy thuộc vào diện tích đất của từng hộ). Bước đầu, cho thấy ếch xanh sinh trưởng tốt.

Người đầu tiên mà chúng tôi tiếp xúc là ông Tạ Ngọc Long ở khu phố 6, phường Phước Mỹ. Ông Long, vốn là người thích tìm hiểu và phát triển những loại cây trồng, vật nuôi mới, ông tâm sự: Khi xem chương trình “Bạn nhà nông” và chuyên mục Khuyến ngư nói về hiệu quả của mô hình nuôi ếch xanh được phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh, tháng 11-2004, tôi thu xếp chuyện gia đình, đón xe khách đi ra Hà Tĩnh, tìm đến những nơi nuôi ếch để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và quyết định đầu tư nuôi.

Do diện tích đất của gia đình hẹp, không thể đào ao nên ông Long đã chọn mô hình xây vài bể xi măng để nuôi ếch. Xây xong, ông trở lại Hà Tĩnh chi trên 3 triệu đồng, mua 10 cặp ếch giống bố mẹ về thả nuôi. Ban đầu ông Long dành hết thời gian chăm sóc ếch bố mẹ để sản xuất giống. Sau vài tháng nuôi, thấy ếch sinh trưởng tốt, đến tháng 5-2005, số ếch giống này đã sinh nở lứa đầu tiên. Để tiếp tục nhân giống, ông chọn nhiều con khỏe mạnh, áp dụng một số kỹ thuật nuôi theo quy trình đặc biệt trong bể xi măng để chuyển thành ếch bố mẹ, còn lại ông chuyển sang nuôi ếch thương phẩm. Đến nay, Ông Tạ Ngọc Long đã nhân giống được trên 10.000 con.

Đầy đủ về nguồn giống, ông Long đã vận động một số hộ lân cận đầu tư nuôi thử nghiệm, mỗi hộ vài cặp. Về phần mình, ông Long chọn 200 cặp để tạo giống bố mẹ, còn lại chuyển sang nuôi ếch thương phẩm. Theo ông, nếu thuận lợi thì 200 cặp ếch bố mẹ có thể sản xuất ếch giống ổn định với số lượng lớn, đủ cung cấp cho hàng trăm hộ có nhu cầu nuôi.

Một trường hợp khác là anh Ngô Đình Nghĩa, ở thôn Tân Sơn, xã Thành Hải. Trên diện tích 3 sào nuôi tôm sú thịt nhiều năm thất bại, qua tư vấn của cán bộ Trung tâm khuyến ngư, anh Nghĩa quyết định chuyển sang nuôi ếch xanh trên diện tích cũ. Để có kiến thức kỹ thuật, anh Nghĩa đã lặn lội vào tận tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, tìm hiểu nhiều mô hình nuôi ếch. Với lợi thế là diện tích đất rộng, gia đình anh đào ao và đầu tư gần 10 triệu đồng làm 24 lồng nuôi, mỗi lồng có diện tích 10m2.

Tháng 9-2005, anh Nghĩa đã chi gần 40 triệu đồng mua giống thả nuôi 18.000 con ếch được nhập từ Thái Lan, với giá 2.000đ/con giống. Bình quân, mỗi lồng khoảng 900 con, rồi sử dụng thức ăn tổng hợp để nuôi. Sau gần 2 tháng nuôi, anh cho biết ếch tăng trọng khá nhanh, tỷ lệ hao hụt giống trong quá trình nuôi không đáng kể, vì ếch rất thích nghi với môi trường. Dự kiến sau 3,5 tháng nuôi, có thể xuất bán ếch thương phẩm, đạt yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc và trọng lượng mỗi con nặng từ 200 -250g.

Tuy nhiên việc tìm “đầu ra” cho ếch thương phẩm trong thời gian tới đang là nỗi băn khoăn của nông dân. Bởi trước mắt, địa chỉ mà họ có thể cung cấp thịt ếch đang dừng lại là các quán nhậu tại địa phương, còn xuất bán ra ngoài tỉnh thì chưa tìm được đối tác. Theo chúng tôi, nguyên nhân vì mô hình nuôi ếch thương phẩm tại tỉnh ta, mới bước đầu là nuôi thử nghiệm, chưa được nhân rộng nuôi đại trà, số lượng còn ít, đồng thời việc quảng bá sản phẩm chưa rộng rãi, nên nhiều khách hàng có điều kiện tiêu thụ số lượng lớn ở ngoài tỉnh không nắm được thông tin. Song với giá xuất bán cho các quán nhậu hiện nay từ 30.000 đồng - 35.000 đồng/kg, thì quả thật người nuôi sẽ thu được lợi nhuận khá và ổn định hơn nuôi các loài thủy hải sản khác.

Với kết quả bước đầu, hy vọng trong thời gian tới, mô hình nuôi ếch xanh thương phẩm sẽ được nhân rộng ở tỉnh ta và với lợi nhuận mang lại khi tìm được nơi tiêu thụ ổn định, chắc chắn đời sống của nông dân sẽ được cải thiện đáng kể.

Theo Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Khó khăn nghề nuôi tôm - Nghĩ về chuyển đổi nuôi, trồng ở Phước Dinh
• Hãy hỗ trợ một ngày lương cho bà con nuôi gia cầm
• Bắc Ninh: Muối gà, vịt cho... gia cầm ăn
• Cán bộ thú y khai báo gian lận gia cầm chết để trục lợi
• Có thể phải tiêu hủy đàn gia cầm cả nước
• TPHCM: Diệt trừ bồ câu bằng thuốc Dipterex
• Honđurát: Xuất khẩu tôm giảm sút do giá thấp
• Tin vắn xuất khẩu thuỷ sản tại một số địa phương
• Dịch cúm gia cầm: Một số địa phương đã khống chế được dịch
• Huế: Lập "đội đặc nhiệm" bắn hạ bồ câu hoang
• Tôm sú tiếp tục đắt đỏ
• Xuất hiện virus cúm gà đột biến ở Campuchia
• Số tỉnh thành có cúm gia cầm tăng lên
• Lạng Sơn: Trâu bò chết hàng loạt
• Cá tra, cá basa tiêu thụ mạnh
• Bình Thuận: Loạn khai thác trái phép sò non
• Hà Tĩnh: chuyển nuôi vịt sang nuôi thủy sản
• WWF cảnh báo nhiệt độ nước biển tăng cao đe doạ nguồn lợi thủy sản toàn cầu
• Thông tin thêm về Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ biểu quyết bải bỏ cái "Điều luật tu chính Byrd"
• Phải 3 năm nữa mới khôi phục được đàn gia cầm
• Đơn đặt hàng thủy sản VN vào EU tăng đột biến
• Nuôi trâu hiệu quả hơn nuôi bò
• Kon Tum: "Kinh tế trang trại" cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
• Yên Bái: Thu nhập 1 trang trại trên 32 triệu đồng/năm
• Cơ hội phát triển đàn thỏ
• Ninh Thuận: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đàn cừu
• Long An: Giá lợn tăng cao nhưng không khuyến khích được người chăn nuôi
• Kinh tế trang trại ở Khánh Vĩnh chưa phát triển đúng tiềm năng
• Agribank giảm lãi suất vay đối với hộ chăn nuôi gia cầm
• Hạn chế ô nhiễm tại các hố chôn gia cầm bị dịch

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb