Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Dịch cúm gia cầm: Một số địa phương đã khống chế được dịch

TP.HCM quản lý chặt nguồn trứng gia cầm vào thành phố Cục Thú y cho biết, Hà Nội và Bạc Liêu dịch đã được khống chế, tính đến ngày 21/11, Hà Nội đã có 25 ngày, Bạc Liêu có 48 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới. Như vậy, hiện nay toàn quốc còn có 15 tỉnh, thành phố có dịch là: Bắc Giang, Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thái Bình, Phú Thọ và Thái Nguyên. Tổng số gia cầm tiêu hủy từ ngày 1.10 đến nay là 1.026.434 con.

Tại hội nghị triển khai các hoạt động giám sát và phòng chống dịch cúm A các tỉnh phía Bắc ngày 21/11, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, Việt Nam đã chính thức là thành viên giám sát dịch cúm gia cầm toàn cầu. Với sự hỗ trợ của quốc tế, từ tháng 2/2005, cả nước đã lấy và xét nghiệm hàng ngàn mẫu cúm của các bệnh nhân cúm thông thường và bệnh nhân cúm trong vùng có dịch, từ đó đưa ra khuyến cáo cho việc sản xuất vắc-xin cúm.

Các xét nghiệm cũng khẳng định hiện chưa có thêm chủng vi-rút cúm mới nào trên người. Qua phân tích di truyền học phân tử, Viện cho biết vi-rút H5N1 đã có sự thay đổi nhẹ về di truyền và tính gây bệnh, gien quy định độc lực của vi-rút này vào thời điểm năm 2005 đã giảm so với năm 2004. Chính sự thay đổi này khiến giới chuyên môn quan tâm và nghiên cứu sâu hơn về việc lây từ người sang người.

Tại TP.HCM, sau khi buộc các hộ kinh doanh sản phẩm gia cầm phải đăng ký địa chỉ cung cấp nguyên liệu, nếu không có sẽ phải ngưng kinh doanh, UBND thành phố lại vừa có thêm một quy định nữa siết chặt quản lý các hộ kinh doanh trứng. Theo đó, các phương tiện vận chuyển trứng các loại phải được kiểm tra tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông trước khi nhập vào thành phố. Sau khi kiểm tra thủ tục hành chính và số lượng lô hàng, cán bộ kiểm dịch thực hiện tiêu độc sát trùng phương tiện vận chuyển và niêm phong thùng xe.

Các trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc vượt trạm kiểm dịch trên tuyến đường vận chuyển, số lượng sai lệch so với giấy chứng nhận kiểm dịch đều phải bị tịch thu tiêu hủy. Khi xe chở trứng về đến nơi, chủ cơ sở không được tự ý mở niêm phong mà phải báo cán bộ thú y kiểm tra, lập biên bản mở niêm phong, sau đó cơ sở đưa trứng vào vỉ và đưa ngay vào tiêu độc khử trùng toàn bộ trứng mới nhập về. Tại các điểm kinh doanh trứng nhỏ lẻ trên thị trường, cán bộ thú y sẽ kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nội tỉnh, tình trạng niêm phong và dấu đóng hoặc tên cơ sở, nếu không đảm bảo điều kiện sẽ tịch thu tiêu hủy.

Theo Q.Thuần - L.Châu (VNY2K - VIETNAM2000)


° Các tin khác
• Huế: Lập "đội đặc nhiệm" bắn hạ bồ câu hoang
• Tôm sú tiếp tục đắt đỏ
• Xuất hiện virus cúm gà đột biến ở Campuchia
• Số tỉnh thành có cúm gia cầm tăng lên
• Lạng Sơn: Trâu bò chết hàng loạt
• Cá tra, cá basa tiêu thụ mạnh
• Bình Thuận: Loạn khai thác trái phép sò non
• Hà Tĩnh: chuyển nuôi vịt sang nuôi thủy sản
• WWF cảnh báo nhiệt độ nước biển tăng cao đe doạ nguồn lợi thủy sản toàn cầu
• Thông tin thêm về Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ biểu quyết bải bỏ cái "Điều luật tu chính Byrd"
• Phải 3 năm nữa mới khôi phục được đàn gia cầm
• Đơn đặt hàng thủy sản VN vào EU tăng đột biến
• Nuôi trâu hiệu quả hơn nuôi bò
• Kon Tum: "Kinh tế trang trại" cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
• Yên Bái: Thu nhập 1 trang trại trên 32 triệu đồng/năm
• Cơ hội phát triển đàn thỏ
• Ninh Thuận: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đàn cừu
• Long An: Giá lợn tăng cao nhưng không khuyến khích được người chăn nuôi
• Kinh tế trang trại ở Khánh Vĩnh chưa phát triển đúng tiềm năng
• Agribank giảm lãi suất vay đối với hộ chăn nuôi gia cầm
• Hạn chế ô nhiễm tại các hố chôn gia cầm bị dịch
• Người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm
• Ăn gì, nuôi gì nếu cứ cúm?
• Nuôi cua biển - hướng đi mới của thủy sản ĐBSCL
• Người chăn nuôi ngoài vùng dịch sẽ được hỗ trợ tiêu thụ
• Thương người nuôi gia cầm!
• Phòng chống cúm gia cầm ở các địa phương
• An Giang: Hàng ngàn tấn cá tra "quá lứa" bị ế
• An Giang: cá tra tăng giá 300-500đ/kg nhưng khó tiêu thụ
• Quảng Nam: Nông dân nuôi bò trả góp

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb