Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

WWF cảnh báo nhiệt độ nước biển tăng cao đe doạ nguồn lợi thủy sản toàn cầu

Theo Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), nhiệt độ nước biển tăng cao đang gây nên sự suy giảm nguồn lợi và đe doạ đến quá trình sinh sản phát triển của các loài thủy sản.

Gland- nhóm bảo tồn của Thuỵ Sĩ cho biết, sự ấm lên toàn cầu khiến cho các dòng sông, hồ và đại dương trên thế giới nóng lên và loài cá nước lạnh như cá hồi, cá nheo và cá tầm không thể sinh sản được nếu nhiệt độ vào mùa đông không hạ xuống độ âm.

Dẫn lời ông Katherine Short, một chuyên gia thủy sản của WWF: “Sự cân bằng đang mất đi, vì thời tiết thay đổi tiếp tục tác động mạnh vào nguồn lợi thủy sản vốn đã cạn kiệt do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và mất nơi cư trú. Chúng ta phải hành động để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cả nước ngọt và nước mặn, chúng là một trong những nguồn tài nguyên sinh học, dinh dưỡng và kinh tế có giá trị nhất.”

WWF cho biết, mặc dù sự trao đổi chất của thủy sản tăng lên khi nhiệt độ tăng, nguồn cung cấp thức ăn không hiệu quả có thể làm giảm đi sự tăng trưởng của chúng và tỉ lệ tái sinh sản. Trên thực tế, cá nước ngọt không thể hô hấp bởi vì oxy thường hoà tan trong nước ấm.

WWF cũng cho biết: Các loài thủy sản cũng có thể di chuyển tới vùng nước lạnh hơn do nhiệt độ nước ở đó giống với nơi chúng từng sống trước kia, tuy nhiên điều này có thể gây ra những vấn đề về nguồn thức ăn cho các loài khác vốn đang sống ở khu vực đó.

Theo nhóm bảo tồn, tại khu vực vùng vịnh của bang Alaska, khoảng 120.000 con chim biển đã chết đói vào năm 1993 bởi vì con mồi hàng ngày của chúng đã di chuyển tới các vùng nước lạnh hơn và những con chim này không thể lặn xuống biển để tìm kiếm thức ăn cho mình.

Stephan Singer, chuyên gia về thời tiết của WWF nói: “nếu chúng ta không khống chế được lượng khí nhà kính phát ra, nguồn lợi thủy sản và hàng tỉ người sống dựa vào chúng như một nguồn protein quan trọng sẽ ngày càng bị đe doạ.”

Nguồn WWF


° Các tin khác
• Thông tin thêm về Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ biểu quyết bải bỏ cái "Điều luật tu chính Byrd"
• Phải 3 năm nữa mới khôi phục được đàn gia cầm
• Đơn đặt hàng thủy sản VN vào EU tăng đột biến
• Nuôi trâu hiệu quả hơn nuôi bò
• Kon Tum: "Kinh tế trang trại" cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
• Yên Bái: Thu nhập 1 trang trại trên 32 triệu đồng/năm
• Cơ hội phát triển đàn thỏ
• Ninh Thuận: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đàn cừu
• Long An: Giá lợn tăng cao nhưng không khuyến khích được người chăn nuôi
• Kinh tế trang trại ở Khánh Vĩnh chưa phát triển đúng tiềm năng
• Agribank giảm lãi suất vay đối với hộ chăn nuôi gia cầm
• Hạn chế ô nhiễm tại các hố chôn gia cầm bị dịch
• Người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm
• Ăn gì, nuôi gì nếu cứ cúm?
• Nuôi cua biển - hướng đi mới của thủy sản ĐBSCL
• Người chăn nuôi ngoài vùng dịch sẽ được hỗ trợ tiêu thụ
• Thương người nuôi gia cầm!
• Phòng chống cúm gia cầm ở các địa phương
• An Giang: Hàng ngàn tấn cá tra "quá lứa" bị ế
• An Giang: cá tra tăng giá 300-500đ/kg nhưng khó tiêu thụ
• Quảng Nam: Nông dân nuôi bò trả góp
• Nuôi vịt CV2.000 Layer tại hộ nông dân Hải Phòng
• Nuôi gà công nghiệp kiểu chuồng lạnh
• Nuôi lợn công nghiệp
• Phục hồi chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm gà như thế nào?
• S.O.S bò sữa đồng huyết
• Cá basa Việt Nam sẽ dùng làm nhân bánh sandwich thủy sản của McDonald?
• TP.HCM ký kết hợp tác phòng chống dịch cúm H5N1 với các tỉnh 
• Cúm gia cầm được phát hiện ở nhiều nơi thuộc thủ đô Jakarta (Indonesia)
• Gà quý Ðông Tảo trước đại dịch cúm gia cầm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb