Thông tin thêm về Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ biểu quyết bải bỏ cái "Điều luật tu chính Byrd"
Thông tin thêm về Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ biểu quyết bải bỏ cái gọi là "Điều luật tu chính Byrd" liên quan đến Luật Chống Phá Giá.
Mấy ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng (đài Truyền hình, báo Thanh Niên, báo Người Lao Động và một số báo khác) đã trích đưa tin của Thông Tấn Xã Việt Nam là Hạ Viện Mỹ đã biểu quyết bãi bỏ Luật chống phá giá (Byrd) ngày 18/11/2005.
Tôi xin cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề này và diễn biến của nó. Ngày thứ Sáu 18/11/2005, với tỷ lệ sít sao 217/215, Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ đã biểu quyết bải bỏ cái gọi là "tu chính Byrd" như là một phần trong luật ngân sách liên bang rộng lớn hơn. Như chúng ta đã biết, theo tu chính Byrd thì các công ty Mỹ nào có tham gia thành công trong việc khởi kiện chống phá giá / trợ giá, yêu cầu chính phủ Mỹ áp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá vào hàng hóa nhập khẩu, thì họ có thể nhận được khoản tiền thuế này để chia chác với nhau. Phần thuế chống phá giá / chống trợ giá thu được trước đây (trước năm 2000) được đưa vào ngân sách liên bang của Mỹ nhưng kể từ khi áp dụng tu chính Byrd thì khoản thu thuế này đã về tay các công ty Mỹ nộp đơn kiện.
Theo báo cáo điều tra của quốc hội Mỹ công bố gần đây cho thấy hai phần ba ( 2/3 ) của ngân khoản gọi là tiền Byrd đã chảy vào túi một nhóm công ty của 3 ngành công nghiệp: thép, bạc đạn (vòng bi) và đèn cầy sáp. Việc Mỹ áp dụng tu chính Byrd đã bị nhiều nước phản đối mạnh mẽ, tổ chức WTO cũng đã tuyên bốtu chính Byrd này là không công bằng, phù hợp với luật thương mại quốc tế và đã cho phép Canada, Nhật, E.U. và một sốnước thành viên WTO khác được áp dụng thuế trả đũa đối với hàng hoá và dịch vụ của các công ty Mỹ xuất bán vào nước mình.
Dù đã bị Hạ Nghị Viện Mỹ biểu quyết bải bỏ nhưng số phận của "tu chính Byrd" vẫn chưa có gì chắc chắn lắm. Mặc dù chính quyền Bush muốn "tu chính Byrd" được hủy bỏ nhưng bản thân "tu chính Byrd" này vẫn có được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Thương Viện Mỹ, nơi mà 5 năm trước đây đã có đến 70 trên tổng số 100 Thương Nghị Sĩ bỏ phiếu thông qua nó.
Các chuyên gia nghiên cứu về chiến lược quốc tế, căn cứ trên những diến biến hiện nay, đã nhận định là khả năng Thương Viện Mỹ thông qua việc bãi bỏ "tu chính Byrd" sẽ là khoảng 50/50.
Chúng ta không nên có ảo tưởng là nếu "tu chính Byrd" bị hủy bỏ thì Mỹ cũng sẽ hủy bỏ luật chống phá giá / chống trợ giá. Đây là 2 vấn đề khác nhau. Chúng ta chỉ nên hy vọng là việc hủy bỏ "tu chính Byrd" sẽ làm giảm thiểu động cơ của các công ty Mỹ khi quyết định nộp đơn khởi kiện chống phá giá / chống trợ giá hoặc nộp đơn yêu cầu xem xét hành chánh hằng năm đối với các trường hợp hàng hoá đang bị Mỹ áp thuế chống phá giá, trong trường hợp chúng ta là vụ tôm và cá Basa.
Nguồn tin: Dương Minh Trị |