Nuôi cua biển - hướng đi mới của thủy sản ĐBSCL
Bộ Thủy sản cho biết khoa Thủy sản của Truờng Ðại học Cần Thơ vừa nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công cua biển, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ vùng ven biển khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long.
Theo các chuyên gia thủy sản, phát triển nghề nuôi cua biển không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành thủy sản, mà còn giúp các hộ thủy sản nâng cao thu nhập và thoát khỏi tình trạng nuôi trồng "độc canh" con tôm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cua biển dễ nuôi, có thể thu hoạch trong thời gian 4 tháng. Nguời nuôi có thể thả nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh hoặc kết hợp tôm-cua-rừng... tùy theo điều kiện vùng nuôi.
Cua biển ăn tạp từ động thực vật phù du đến rong tảo, các loài giáp xác, cá... và cua có thể nhịn ăn nửa tháng mà không ảnh hưởng đến trọng lượng. Hiện nay, sản lượng khai thác tự nhiên loài thủy sản này tại Việt Nam bình quân khoảng 400 tấn/năm.
Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, sản phẩm cua lột là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Ðặc biệt, mặt hàng cua biển tươi sống, đông lạnh hiện đang tiêu thụ mạnh trên thị trường. Năm 2004, sản lượng xuất khẩu cua biển của Việt Nam đạt khoảng 6.000 tấn, đạt kim ngạch 25 triệu USD./.
Theo Vinanet |