Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Người chăn nuôi ngoài vùng dịch sẽ được hỗ trợ tiêu thụ

Dân quá sợ...

Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh cho rằng, công tác tuyên truyền vừa qua không được thống nhất, đầy đủ nên người dân sợ không dám ăn thịt và trứng gia cầm. Ngay cả đội đá bóng nữ của ta ở Phillipines không dám ăn thịt gà luộc và trứng gia cầm cho thấy nhận thức rất sai lệch. Nhiều BV, trường học thủ trưởng nhắc nhở nhân viên không được ăn thịt gia cầm. Các nhà hàng lớn, đám cưới, giỗ chạp không có gia cầm. Điều này chứng tỏ dân quá sợ. Trong các văn bản, Bộ NN- PTNT đều khẳng định: Gia cầm, sản phẩm gia cầm ở những vùng không có dịch, giết mổ tập trung có sự kiểm soát của thú y, sau đó có đóng dấu kiểm dịch, bao gói thì được phép tiêu thụ tại tất cả các cửa hàng, siêu thị. Đối với trứng, không có ảnh hưởng gì cả. Ở những nơi chăn nuôi tập trung, không có dịch, có kiểm dịch của thú y thì vẫn sử dụng bình thường.

Nguyên nhân một phần cũng do yếu kém của các địa phương. Lâu nay, Chính phủ, Bộ đã thúc giục xây dựng các hệ thống giết mổ tập trung. Tăng cường lực lượng cho thú y. Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động giết mổ, lưu thông gia cầm sạch, nhưng Hà Nội thì chưa thấy đâu cả. Thậm chí một số nước còn chế biến gia cầm sạch thành bột xương, bột thịt rất tốt. Đằng này chúng ta đem chôn những con gà không bị bệnh, rất lãng phí. Trên thế giới không nước nào khuyến cáo người dân không ăn thịt gia cầm. Vừa qua Hà Nội đã làm kiên quyết nhưng mới làm được 1 phía. Việc triển khai cho dân tiêu thụ gia cầm chưa thực hiện. Sự phản ứng thái quá của Hà Nội cũng ảnh hưởng đến các địa phương xung quanh trong việc tiêu thụ. Lẽ ra Hà Nội phải đứng ra tổ chức hệ thống tiêu thụ như Tp Hồ Chí Minh...

Sẽ cứu người chăn nuôi

Ngày 23/11, Bộ NN- PTNT và Bộ Tài chính đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ người người chăn nuôi khắc phục khó khăn do dịch cúm gia cầm. Theo đó, giữ nguyên mức hỗ trợ khi tiêu huỷ gia cầm trong vùng dịch. Ở những vùng không có dịch, gia cầm không bị bệnh cúm, không phải tiêu huỷ nhưng người dân không tiêu thụ được thì Nhà nước sẽ hỗ trợ 5.000 đ/con (gia cầm xuất chuồng) để người dân tiêu thụ. Việc hỗ trợ chỉ thực hiện đối với những cơ sở chăn nuôi quy mô 500 con trở lên, thời gian hỗ trợ đến ngày 31/12/2005. Trường hợp đã được hỗ trợ mà ngưòi chăn nuôi vẫn không tiêu thụ hết, nếu phát sinh dịch phải tiêu huỷ thì được hỗ trợ thêm 10.000 đ/con.

Để giúp người dân khôi phục chăn nuôi hoặc chuyển đổi nghề, 2 Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Ngân hàng thực hiện khoanh nợ trong thời gian 1 năm đối với số dư nợ vay đến 30/11/2005. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm do Trung ương quản lý, để giữ gia cầm giống gốc, giống gia cầm quý hiếm, các cơ sở này sẽ được hỗ trợ 100% tiền thức ăn trong thời gian 4 tháng (từ 1/12/2005 đến 31/3/2006). Mức hỗ trợ này chỉ áp dụng cho đàn giống gốc đang trong thời kỳ khai thác trứng giống và theo số lượng giống được giao.

Cục trưởng Cục Thú y bày tỏ hy vọng Chính phủ sẽ sớm quyết định về vấn đề này.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Thương người nuôi gia cầm!
• Phòng chống cúm gia cầm ở các địa phương
• An Giang: Hàng ngàn tấn cá tra "quá lứa" bị ế
• An Giang: cá tra tăng giá 300-500đ/kg nhưng khó tiêu thụ
• Quảng Nam: Nông dân nuôi bò trả góp
• Nuôi vịt CV2.000 Layer tại hộ nông dân Hải Phòng
• Nuôi gà công nghiệp kiểu chuồng lạnh
• Nuôi lợn công nghiệp
• Phục hồi chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm gà như thế nào?
• S.O.S bò sữa đồng huyết
• Cá basa Việt Nam sẽ dùng làm nhân bánh sandwich thủy sản của McDonald?
• TP.HCM ký kết hợp tác phòng chống dịch cúm H5N1 với các tỉnh 
• Cúm gia cầm được phát hiện ở nhiều nơi thuộc thủ đô Jakarta (Indonesia)
• Gà quý Ðông Tảo trước đại dịch cúm gia cầm
• Việt nam và cuộc chiến chống cúm gia cầm
• Một người nông dân giúp Quảng Nam "nhân bản" trầm hương
• Cấm nhập khẩu gia cầm, chim cảnh vào Việt Nam đến hết 31/3/2006
• Đơn đặt hàng thủy sản VN vào EU tăng đột biến
• TPHCM: Ngừng nuôi gia cầm, thuỷ cầm trước 27/11
• TP.HCM: Người chăn nuôi được lựa chọn phương án hỗ trợ
• Thủ tướng Phan Văn Khải:Triển khai quyết .... hỗ trợ nông dân
• Thanh Hoá hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò ở miền núi
• Sử dụng kháng sinh không còn là giải pháp tốt trong chăn nuôi
• Nguồn gốc bệnh bò điên có phải do con người?
• Mỹ: Trợ cấp 3 tỷ USD cho nông dân sản xuất bơ sữa
• Đưa khoa học vào nuôi tạo giống gia cầm, vật nuôi
• Quảng Ngãi: Nhiều ND nuôi bò lai sind
• Phòng chống dịch cúm ở Thái Bình: Bài học đắt giá!
• Mối lo từ Thanh Hoá: Hàng vạn con cò về trú đông ở làng
• Lạng Sơn: Nỗi lo "gà nội"!

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb