Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Quảng Nam: Nông dân nuôi bò trả góp

Năm 2001, Hội ND tỉnh Quảng Nam triển khai thí điểm dự án "Chăn nuôi bò sinh sản" tại một số xã miền núi nghèo. Mỗi hộ tham gia dự án được hỗ trợ 2 triệu đồng để mua bò và trả dần trong thời gian 36 tháng.

Không còn cảnh vay tiền cất... gác bếp

Ông Lê Thanh Châu- Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Mục tiêu của dự án là quay vòng đồng vốn để phát triển, nhân rộng đàn bò sinh sản ở miền núi, dần dần đưa chăn nuôi trở thành ngành mang lại thu nhập cho đồng bào dân tộc". Rút kinh nghiệm từ mô hình thí điểm ở thị trấn Thanh Mỹ và xã Cà Dy (Nam Giang) nên lần này đối tượng dự án đầu tư không chỉ là những hộ ND nghèo mà cả những hộ có nhu cầu, điều kiện chăn nuôi và có khả năng hoàn trả vốn.

Tháng 8-2002, Hội ND tỉnh đã đầu tư 50 triệu đồng cho 35 hộ nghèo vay mua bò theo phương thức 3 tháng thu vốn góc và phí một lần nhưng các hộ đều không thực hiện được. "Nhiều hộ vay được tiền chỉ biết đem đút ống tre cất trên giàn bếp, đến hạn họ đem những đồng tiền hun khói đến trả. Khi ngân hàng tính lãi, họ cãi rằng có làm ăn gì đâu mà đòi! Thậm chí có trường hợp trước khi giao bò, đại diện Hội ND, chính quyền xã và chủ hộ vay tiền đã ký vào bản hợp đồng kinh tế, khi nào hộ đó mang bò đến mới giao tiền vậy mà họ đã "lách" hằng cách đi mượn hoặc thuê bò, khi nhận tiền về lại sử dụng vào việc khác. Trong 2 năm triển khai dự án, các cán bộ Hội gặp không ít tình huống như vậy", anh Võ Đức Châu- Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nam Giang nói.

Anh Trần Thanh Tân- Chủ tịch Hội ND huyện Phước Sơn cho biết, lần này, khi chọn Phước Hiệp triển khai dự án, Hội giao cho các chi, tổ hội bình xét, chọn người được vay, đồng thời đóng dấu lên các con bò dự án. Cách làm này tỏ ra khá hiệu quả vì các hộ có ý định đi mượn bò thì bị bà con "tẩy chay"; các hộ cho mượn bò lại sợ mất bò. Đồng thời, thay cho việc 3 tháng thu lãi một lần, bây giờ trả lãi theo tháng. Đến nay, hơn 70% số bò của 20 hộ tham gia dự án ở Phước Hiệp đã sinh bê con, số tiền gốc 40 triệu đồng đã thu hồi gần xong và chuẩn bị quay vòng đợt 2. ở xã Trà Giang, Trà Dương (huyện Bắc Trà My), hơn 50% số bò mua đợt vừa qua đã sinh bê con và phát triển khoẻ mạnh.

Nhiều hộ được hưởng thụ dự án

Ông Huỳnh Tấn Dân- Phó ban Kinh tế- Xã hội Hội ND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Năm 2004, UBND tỉnh tiếp tục ủy thác 700 triệu đồng cho Hội ND triển khai dự án "Chăn nuôi bò sinh sản" tại 6 huyện miền núi. Số tiền này Hội phân bổ về 6 huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn (mỗi huyện 100 triệu đồng). Mỗi huyện chọn 1- 2 xã với 20-40 hộ có nhu cầu để cho vay (trung bình 2,5 triệu đồng/bộ). Ban quản lý dự án tỉnh và huyện sẽ bấm lỗ tai bê giống đã được thẩm định và sẽ giải ngân tại chỗ cho các hộ vay vốn. Ưu điểm của dự án này là vốn gốc và lãi các hộ trả dần trong thời gian 36 tháng, lãi suất chưa đến 0,3%/tháng (khoảng 77.000 đồng/tháng).

Sau khi hoàn trả hết gốc và lãi, mỗi hộ sẽ có từ 3-4 con bò, bê. Trong tháng đầu tiên, số tiền 700 triệu đồng sẽ hỗ trợ cho 280 hộ mua 280 bò cái. Số tiền gốc và lãi thu hàng tháng sẽ trích 30% bổ sung vào nguồn quỹ dự phòng, còn lại cho các hộ khác vay. Như vậy, sau 3 năm thực hiện dự án, dự kiến đàn bò ở 6 huyện này sẽ tăng lên 1.000 1.300 con.

Song, theo ông Lê Thanh Châu, trong quá trình thực hiện dự án Hội cũng phải tính trước những tình huống sẽ gặp, như việc giúp ND ở những vùng này thay đổi tập quán thả rông gia súc, đối phó với dịch bệnh... Còn ông Đinh Duy Thổng -Chủ tịch Hội ND huyện Tây Giang thì nói với mức cho vay 2,5 triệu đồng/hộ rất khó mua được một con bò chất lượng tốt, bởi hiện nay giá một con bê con từ 3-3,5 triệu đồng. Để khắc phục, Hội ND tỉnh đã giao cho các huyện giải ngân vốn thành nhiều đợt để tránh tình trạng các chủ bò nâng giá bán khi ND mua bò với số lượng nhiều; phối hợp với lực lượng thú y kiểm tra, nếu vùng có dịch thì tạm thời ngưng dự án để dập dịch. Ông Dân khẳng định: Với cách thu vốn, lãi hàng tháng, ND có thể tiết kiệm chi tiêu trong gia đình để trả. "Dư án thành công, giúp đồng bào dân tộc biết cách sản xuất, chăn nuôi theo khoa học, biết tiết kiệm.

Sắp tới, Tỉnh hội sẽ xây dựng thí điểm mô hình nuôi lợn nương ở các xã miền núi và tiếp tục triển khai dự án nuôi bò sinh sản ở các huyện miền núi thấp và các huyện ở bãi ngang ven biển" - ông Châu tự tin nói.

Theo Khánh Chi (Báo nông thôn )


° Các tin khác
• Nuôi vịt CV2.000 Layer tại hộ nông dân Hải Phòng
• Nuôi gà công nghiệp kiểu chuồng lạnh
• Nuôi lợn công nghiệp
• Phục hồi chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm gà như thế nào?
• S.O.S bò sữa đồng huyết
• Cá basa Việt Nam sẽ dùng làm nhân bánh sandwich thủy sản của McDonald?
• TP.HCM ký kết hợp tác phòng chống dịch cúm H5N1 với các tỉnh 
• Cúm gia cầm được phát hiện ở nhiều nơi thuộc thủ đô Jakarta (Indonesia)
• Gà quý Ðông Tảo trước đại dịch cúm gia cầm
• Việt nam và cuộc chiến chống cúm gia cầm
• Một người nông dân giúp Quảng Nam "nhân bản" trầm hương
• Cấm nhập khẩu gia cầm, chim cảnh vào Việt Nam đến hết 31/3/2006
• Đơn đặt hàng thủy sản VN vào EU tăng đột biến
• TPHCM: Ngừng nuôi gia cầm, thuỷ cầm trước 27/11
• TP.HCM: Người chăn nuôi được lựa chọn phương án hỗ trợ
• Thủ tướng Phan Văn Khải:Triển khai quyết .... hỗ trợ nông dân
• Thanh Hoá hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò ở miền núi
• Sử dụng kháng sinh không còn là giải pháp tốt trong chăn nuôi
• Nguồn gốc bệnh bò điên có phải do con người?
• Mỹ: Trợ cấp 3 tỷ USD cho nông dân sản xuất bơ sữa
• Đưa khoa học vào nuôi tạo giống gia cầm, vật nuôi
• Quảng Ngãi: Nhiều ND nuôi bò lai sind
• Phòng chống dịch cúm ở Thái Bình: Bài học đắt giá!
• Mối lo từ Thanh Hoá: Hàng vạn con cò về trú đông ở làng
• Lạng Sơn: Nỗi lo "gà nội"!
• Lâm Đồng: Nuôi gà Tây lấy thịt
• Khẩn cấp cứu người nuôi gia cầm
• Lâm Đồng: xây dựng mô hình nuôi hươu sao dưới tán rừng
• Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi gia cầm?
• Hậu Giang: Người dân vẫn xem thường dịch cúm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb