Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nuôi lợn công nghiệp

Đến thăm xóm Suối Dè, xã Cư Yên, Lương Sơn, Hòa Bình, hình ảnh mấy dãy nhà to, dài nằm ngay dưới chân núi làm tôi tò mò. Hỏi ra mới biết, đó là trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Chu Văn Khang, một ông chủ mới bước vào tuổi 47, quê gốc ở Yên Phong, Bắc Ninh.

Đầu năm 2002, trong một lần lên chơi nhà bà con ở xã Cư Yên, qua quan sát địa hình, anh nghĩ: “Chính nơi này sẽ là nơi mình thực hiện ước mơ làm giàu”. Bởi theo anh Khang thì, nguồn nước, khí hậu ở đây rất tốt, phù hợp cho việc chăn nuôi lợn công nghiệp. Một điều thuận lợi nữa là Cty Chế biến thức ăn gia súc CP của Thái Lan nằm ngay trên địa bàn huyện, rất tiện cho việc lấy thức ăn. Ngay sau đó, anh bắt tay ngay vào công việc bằng cách liên hệ với chính quyền xã để thuê 4 ha mặt bằng xa khu dân cư, lập trang trại; đồng thời, hợp đồng với Cty thức ăn CP để họ cung cấp giống và thức ăn, còn gia đình anh bỏ gần một tỷ đồng lắp đặt trạm biến thế, xây nhà ở và hệ thống chuồng trại.

Buổi đầu, phải bán dốc cả gia tài mà vẫn chưa đủ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng chuồng trại, anh Khang bàn với vợ vay thêm chỗ bạn bè và ngân hàng. Chỉ 5 tháng sau, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng với 2 dãy chuồng mới có sức chứa lên đến vài nghìn con lợn. Và ngay đợt thử nghiệm đầu tiên, anh Khang đã mạnh dạn nhận nuôi 2.000 con lợn giống, đến khi xuất chuồng thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Sự khởi đầu thuận lợi này đã khích lệ anh tiếp tục đầu tư, nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc lợn giống, cải tạo hệ thống chuồng trại nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài vấn đề con giống tốt, còn phải lưu tâm đến vệ sinh chuồng trại. Ví như diện tích chuồng nuôi phải được cân đối hợp lý với tỷ lệ con giống, phải đủ độ thông thoáng tự nhiên và có hệ thống hút gió hỗ trợ, hệ thống chiếu sáng cũng phải được lắp đặt phù hợp; ngoài ra, nước ở rãnh cho lợn tắm và uống phải luôn sạch sẽ... Để hạn chế tối đa dịch bệnh, công tác vệ sinh, khử trùng cũng phải luôn được chú trọng. Sau mỗi lứa xuất chuồng, anh Khang thường để chuồng khô rồi tiến hành khử trùng, khoảng ba tuần lại thả tiếp lứa mới.

Trung bình mỗi năm anh Khang nuôi 2,5 lứa (mỗi lứa nuôi từ 4 - 5 tháng) tương ứng với 2 - 3 lần làm tổng vệ sinh chuồng trại. Anh Khang còn thuê một cán bộ có chuyên môn về thú y thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho đàn gia súc và để được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật nuôi. Vì thế đàn lợn của anh không hề gặp dịch hay có khả năng nhiễm bệnh từ tự nhiên.

Gặp chúng tôi, anh Khang hồ hởi khoe: "Bán lứa lợn tháng 4/ 2003, mình đã trả hết nợ từ trước vay ngân hàng với bạn bè. Lứa tháng 10 xuất thu lãi 100 triệu đồng, mình tiếp tục đầu tư xây thêm một chuồng nữa, hiện chưa hoàn thành. Năm 2004 mình sẽ nuôi 3.000 con và số tiền lời 300 triệu sẽ là chắc chắn". Ngoài diện tích đất dùng cho chăn nuôi, số còn lại được anh cải tạo trồng cây ngắn ngày như ngô, sắn và các loại cây ăn quả như nhãn, xoài. Đến nay, ngoài các vụ thu hoạch sắn, ngô, các giống cây ăn quả cũng đã sinh lợi, mang lại một khoản thu nhập đáng kể cho gia đình. Trang trại của anh Khang, ngoài việc tạo nguồn thu cho gia đình còn giải quyết được việc làm cho 5 lao động với mức lương cố định 600.000 đ/tháng.

Theo Hoàng Văn Phú Báo nông nghiệp


° Các tin khác
• Phục hồi chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm gà như thế nào?
• S.O.S bò sữa đồng huyết
• Cá basa Việt Nam sẽ dùng làm nhân bánh sandwich thủy sản của McDonald?
• TP.HCM ký kết hợp tác phòng chống dịch cúm H5N1 với các tỉnh 
• Cúm gia cầm được phát hiện ở nhiều nơi thuộc thủ đô Jakarta (Indonesia)
• Gà quý Ðông Tảo trước đại dịch cúm gia cầm
• Việt nam và cuộc chiến chống cúm gia cầm
• Một người nông dân giúp Quảng Nam "nhân bản" trầm hương
• Cấm nhập khẩu gia cầm, chim cảnh vào Việt Nam đến hết 31/3/2006
• Đơn đặt hàng thủy sản VN vào EU tăng đột biến
• TPHCM: Ngừng nuôi gia cầm, thuỷ cầm trước 27/11
• TP.HCM: Người chăn nuôi được lựa chọn phương án hỗ trợ
• Thủ tướng Phan Văn Khải:Triển khai quyết .... hỗ trợ nông dân
• Thanh Hoá hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò ở miền núi
• Sử dụng kháng sinh không còn là giải pháp tốt trong chăn nuôi
• Nguồn gốc bệnh bò điên có phải do con người?
• Mỹ: Trợ cấp 3 tỷ USD cho nông dân sản xuất bơ sữa
• Đưa khoa học vào nuôi tạo giống gia cầm, vật nuôi
• Quảng Ngãi: Nhiều ND nuôi bò lai sind
• Phòng chống dịch cúm ở Thái Bình: Bài học đắt giá!
• Mối lo từ Thanh Hoá: Hàng vạn con cò về trú đông ở làng
• Lạng Sơn: Nỗi lo "gà nội"!
• Lâm Đồng: Nuôi gà Tây lấy thịt
• Khẩn cấp cứu người nuôi gia cầm
• Lâm Đồng: xây dựng mô hình nuôi hươu sao dưới tán rừng
• Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi gia cầm?
• Hậu Giang: Người dân vẫn xem thường dịch cúm
• Hà Tây: Người chăn nuôi lo vỡ nợ!
• EU sẽ cấm sử dụng các loại chất kháng sinh trong thức ăn vật nuôi
• Đồng Tháp: Xin tiêu huỷ cả gia cầm đã tiêm phòng!

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb