Nguồn gốc bệnh bò điên có phải do con người?
Liệu có khả năng bệnh bò điên bắt nguồn từ con người? Giáo sư Alan Colchester của trường Đại học Kent tại Anh và bà Nancy Colchester đã đưa ra ba giả thuyết về điều này trên tập san y tế The Lance. Giả thiết thứ nhất là con người là nguyên nhân phát tán vi khuẩn TSE (bệnh não bọt biển có khả năng lây lan), gây nên bệnh bò điên (BSE); giả thuyết thứ hai là bệnh bò điên do thức ăn của động vật bị nhiễm vi khuẩn TSE gây ra; thứ ba là những thức ăn nhiễm khuẩn gây bệnh bò điên bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ.
Các nhà nghiên cứu đã trình bày những bằng chứng cho thấy trong một thời gian dài hàng hoá nhập khẩu từ Ấn Độ sang Anh đã được chở cùng với xác động vật nhập về để sản xuất thức ăn cho bò. Họ cũng cho rằng những biểu hiện nguồn gốc của TSE và BSE có những điểm tương đồng, khá trùng khớp với những giả thuyết của họ.Tuy nhiên, những chuyên gia Ấn Độ cho rằng các giả thuyết này không có cơ sở vững vàng và nên được nghiên cứu sâu hơn.
Người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự của BSE nhưng giả thuyết được quan tâm nhất là trâu bò bị mắc bệnh là do ăn thức ăn chứa thịt và bột xương bao gồm thành phần chế biến từ cừu nhiễm bệnh scrapie, một dạng bệnh não tương tự như bệnh bò điên.
Hiện tại, cả hai nhà khoa học Anh đều đưa ra giả thuyết thức ăn cho bò bị nhiễm vi khuẩn bắt nguồn từ xương người bị nhiễm bệnh Creutzfeld Jakob. Họ cho rằng những xương này đã được tìm thấy trong thức ăn nhập khẩu từ Nam Á.
Theo các nhà khoa học này, cơ sở của giả thuyết là những năm 1960 và 1970, nước Anh đã nhập khẩu xương và thịt động vật từng phần về làm phân bón và thức ăn chăn nuôi. Nông dân ở khu vực này đã thu thập xương cả trên mặt đất và trên sông Ganges là nơi xác người bị thả xuống theo những nghi lễ tôn giáo. Để xem thông tin chi tiết xin mời truy cập website:
Theo Feed International |