Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Đưa khoa học vào nuôi tạo giống gia cầm, vật nuôi

Những giống vật nuôi cần đảm bảo yêu cầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là khả năng thích ứng và chống chịu dịch bệnh. Chính vì vậy, nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống là một trong những công tác đang rất được coi trọng đầu tư ở nước ta trong nhiều năm qua, nhất là khi đàn gia súc gia cầm của chúng ta luôn đứng trước nguy cơ dịch bệnh.

Bảo tồn và chọn giống gia cầm, vật nuôi

38 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, chiếm hơn 15% tổng đàn gia cầm trong cả nước là con số thiệt hại trong đợt dịch cúm gà vừa diễn ra ở nước ta thời gian qua. Hiện ngành chăn nuôi đang phải đối phó với những khó khăn rất lớn về sự thiếu hụt nguồn giống cũng như nhu cầu cung ứng thực phẩm từ gia cầm. Việc khôi phục lại số lượng đàn gia cầm sẽ phải mất nhiều thời gian và cũng đòi hỏi sự thận trọng hơn nữa trong công tác chăn nuôi. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, nguồn giống đảm bảo chất lượng đang là nhu cầu số 1 của các cơ sở chăn nuôi trong cả nước.

Tiếp thu mô hình chăn nuôi gà sinh sản của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, có rất nhiều gia đình áp dụng và đã rất thành công như gia đình anh Phạm Văn An ở xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên được Trung tâm hỗ trợ trên 100 con gà giống Lương Phượng. Sau thời gian chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đàn gà giống nhà anh An đã tăng trưởng rất tốt và khỏe mạnh, trở thành nguồn giống đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các hộ chăn nuôi quanh vùng.

Tiếp chúng tôi, Chị Nguyễn Thị Quảng – Trưởng phòng nghiệp vụ – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương – Viện chăn nuôi, khẳng định: "Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển đàn giống gốc cho đến tận hộ chăn nuôi đang được xem là hướng đi có hiệu quả. Những mô hình như của anh An đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Thái Nguyên cũng như một số địa phương khác. Từ những hộ chăn nuôi cá thể tham gia duy trì và phát triển đàn giống, việc xây dựng vùng nguyên liệu cho chăn nuôi sẽ trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều".

Với nhiệm vụ lưu giữ và phát triển đàn giống gốc gia cầm, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi quốc gia đang tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi của nước ta. Đã có rất nhiều đề tài khoa học về bảo tồn và nhân nhanh các giống gia cầm quý có năng suất cao và chất lượng tốt được các nhà khoa học của Trung tâm tích cực nghiên cứu và triển khai. Từ những con giống trong nước có nhiều đặc tính nổi trội, các nhà khoa học đã cho lai tạo với những giống nhập nội để đem lại ưu thế lai về năng suất và chất lượng cho đàn gia cầm.

Cụ thể như giống gà ri sau quá trình chọn lọc và lai tạo, năng suất trứng và sản lượng thịt đã tăng lên đáng kể. Với số lượng hàng chục ngàn con gia cầm, đây là nơi cung ứng giống gốc lớn và uy tín nhất trong cả nước. Nhờ tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi tiên tiến và đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y nên trong đợt dịch bệnh gia cầm vừa qua, đàn giống ở đây được bảo vệ an toàn và hiện đang đóng vai trò tích cực trong việc khôi phục lại đàn gia cầm của nước ta.

Làm giống là một trong những khâu quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao trong nghiên cứu, chẳng hạn với công tác tạo giống gia cầm. Người ta phải tiến hành chọn năng suất cá thể cho gà thông qua việc theo dõi một cách chi tiết các biểu hiện bên ngoài cũng như chất lượng trứng. Nếu việc chọn lọc thành công, từ đây sẽ tạo ra đàn giống bố mẹ khỏe mạnh, sau đó con giống sẽ được chuyển tới các vùng chăn nuôi với mục đích sản xuất ra con thương phẩm, và khi đến tay người tiêu dùng sẽ là những gia cầm có chất lượng tốt nhất.

TS Nguyễn Quý Khiêm – Bộ môn nghiên cứu gà - TT nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương – Viện Chăn nuôi, cho biết: "Hiện nay, với 12 trại giống, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương đang duy trì 58 dòng gia cầm chất lượng cao, trong đó có 22 giống gà, 20 dòng vịt, 5 dòng ngan, 3 dòng gà lôi, 3 dòng bồ câu, 4 dòng đà điểu và 1 dòng ngỗng. Nhi?u giống gia cầm quý hiếm như gà ri, gà mái, gà... Nguồn giống phong phú này sẽ là kho giống gốc quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu, đồng thời để cung cấp cho các vùng chăn nuôi trong cả nước, đóng góp đáng kể vào chiến lược phát triển đàn gia cầm của nước ta".

Trong chăn nuôi, lợn là vật nuôi phổ biến, đem lại thu nhập cho các hộ gia đình và các cơ sở chăn nuôi. Để phát triển kinh tế chăn nuôi hiệu quả, giống tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. Việc sử dụng các giống nội địa được xem là lợi thế lớn nhất trong phát triển chăn nuôi của mỗi quốc gia vì các giống nội đã thích ứng với kỹ thuật nuôi dưỡng và điều kiện sinh thái môi trường của quốc gia đó.

Sau quá trình nghiên cứu, xác định ưu thế lai của vật nuôi, các nhà khoa học sẽ tiến hành chọn lọc để cho ra những thế hệ mới tập trung nhiều đặc tính trội. Lợn Móng Cái là một giống lợn nội phổ biến nhất ở VN, đặc biệt là ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung nước ta.

Mặc dù tăng trọng thấp, tiêu tốn thức ăn cao và tỷ lệ nạc thấp song lợn Móng Cái dễ nuôi và đẻ nhiều con. Xác định được những đặc tính này, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cải thiện những nhược điểm và phát huy các tính trạng ưu điểm nên đã nâng cao chất lượng giống lợn Móng Cái một cách rõ nét, sau khi chọn lọc và kết hợp với một số giống lợn ngoại, tỷ lệ nạc của lợn đã tăng từ 33% trước đây lên 38%, mỗi con nái cho từ 20 - 22 con cai sữa, tăng trọng bình quân 542g/ngày, tương đương với lượng sản phẩm khoảng 1,7 - 1,9 tấn/năm.

Nhờ việc áp dụng những kiến thức khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến, năng suất và chất lượng các giống lợn đã được tăng cao, tạo ra một khối lượng hàng hóa với quy mô lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập cho xã hội. Ngày càng có thêm nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp hoạt động rất hiệu quả. Tất cả đều có sự trợ giúp về giống và kỹ thuật của các cán bộ làm công tác chăn nuôi. Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương đã tích cực vận động và giúp đỡ bà con phát triển các mô hình chăn nuôi hợp lý.

Bắt đầu chăn nuôi lợn từ 7-8 năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Thích ở xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà tây hiện có khoảng 300 con lợn. Trước đây, do chưa tìm được nguồn cung ứng giống ổn định và chất lượng nên gia đình anh phải mua những giống lợn bán tự do quanh vùng, khi nuôi cho tỷ lệ nạc rất thấp, tăng trọng chậm và đàn lợn hay bị dịch bệnh nên bán không được giá. Được sự giới thiệu của TT khuyến nông, anh Thích đã tìm đến Viện Chăn nuôi để mua lợn giống và sau một thời gian chăn nuôi đúng theo quy trình kỹ thuật, hiệu quả kinh tế đem lại cho gia đình anh rất rõ rệt.

Con giống vẫn là vấn đề nan giải

Trên thực tế, không phải cơ sở cũng như hộ chăn nuôi nào cũng có cơ hội và điều kiện tiếp cận được với nguồn giống ổn định và chất lượng như gia đình anh Thích ở Hà Tây. Nhất là đối với những vùng xa và khó khăn thì đây lại càng là vấn đề nan giải trong hoạt động chăn nuôi. Có những nơi người dân chăn nuôi tự phát, thiếu những thông tin về giống cũng như chưa áp dụng đúng quy trình chăn nuôi nên nếu may mắn thành công thì không sao, còn chẳng may gặp rủi ro về nguồn giống kém chất lượng, khi chăn nuôi cho năng suất thấp hoặc phải đối phó với nguy cơ dịch bệnh triền miên thì thiệt haị kinh tế là điều không tránh khỏi.

Được cung cấp nguồn giống chất lượng, phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền và được tư vấn, hướng dẫn về quy trình chăn nuôi thích hợp, hiệu quả là những mong muốn lớn nhất của những người chăn nuôi. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu phải tích cực hơn nữa trong việc chuyển giao những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Khi đã có nguồn giống tốt thì quy trình chăn nuôi và điều kiện vệ sinh thú y là những yêu cầu tiếp theo nhằm đảm bảo chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Vì vậy, chăn nuôi phải theo hướng tập trung và rất cần tiếp cận với những công nghệ tiên tiến. Đầu tư công nghệ bắt đầu từ khâu giống, thức ăn và chuồng trại, tiến tới chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, tức là nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế đem lại cho người dân mới thực sự được nâng cao. ở đây, vai trò của các cơ quan nghiên cứu và chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Thông qua các Trung tâm khuyến nông, những giống vật nuôi chất lượng được chọn lọc và lai tạo từ các cơ quan nghiên cứu mới có thể đến được với người nông dân, tức là nghiên cứu mới đi được vào sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo trong dân.

Ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương – Viện chăn nuôi nói: "Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta, việc bảo tồn và lưu trữ nguồn giống quý và chất lượng đang là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra cho các đơn vị nghiên cứu. Để công tác này đạt hiệu quả cao, việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến là một nhu cầu tất yếu".

Bảo tồn những giống quý hiếm hiện đang là yêu cầu bức xúc không những đối với nước ta mà còn là vấn đề lớn của toàn cầu. Là một trong số 15 nước trên thế giới giàu có về đa dạng sinh học nói chung và đa dạng vật nuôi nói riêng, Việt Nam đang sở hữu một nguồn giống rất lớn trong tự nhiên. Các giống vật nuôi của ta như trâu, bò, lợn, gà, thỏ, cừu... mang những gen hết sức quý giá về chất lượng thịt, trứng, sữa và khả năng chống bệnh, là nguyên liệu phục vụ công tác nghiên cứu cũng như sản xuất chăn nuôi.

Tuy nhiên, cùng với sức ép thị trường, các giống quý hiếm của chúng ta đang suy giảm, nhiều giống có nguy cơ tuyệt chủng. Để hạn chế tình trạng này, giảm những thiệt hại về kinh tế và tài nguyên môi trường, phát triển kỹ thuật gen để lưu giữ những giống quý hiếm thông qua bảo tồn vật liệu di truyền là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, công nghệ gen còn cho phép chúng ta phát huy được những đặc tính ưu việt của giống, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, phục vụ chăn nuôi và cung ứng ra thị trường.

Ông Trần Trọng Thêm – Phó Viện trưởng Viện chăn nuôi khẳng định: "Trong thời đại ngày nay, ứng dụng công nghệ tiên tiến là giải pháp tối ưu để dành được những thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình tiếp cận nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đối với việc ứng dụng công nghệ gen trong chăn nuôi, bản thân các nhà khoa học cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự ủng hộ của Nhà nước trong việc trang bị máy móc, đào tạo cán bộ. Nhiều khi ứng dụng công nghệ gen để xác định giống một con vật nuôi chất lượng cũng phải mất hàng chục năm, gây tốn kém về thời gian, công sức và chi phí cho nghiên cứu cũng như đầu tư máy móc".

TS Lê Thị Thuý – Phụ trách nhóm nghiên cứu di truyền phân tử – Bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học – Viện chăn nuôi:

"Trong hoạt động chăn nuôi, một vấn đề hết sức quan trọng là sau quá trình nghiên cứu, rất cần thiết phải có những trại nuôi thực nghiệm để lưu giữ nguồn giống quý cũng như để kiểm chứng và khẳng định công trình nghiên cứu có thành công hay không trước khi đưa giống vật nuôi vào sản xuất đại trà và cung cấp cho các vùng chăn nuôi trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nước ta có rất ít những trại thử nghiệm như thế này, chủ yếu nguồn giống được lưu truyền trong dân nên nguy cơ mất đi nguồn giống gốc quý hiếm là rất lớn. Đây là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới".

Quyết định đến thành công của công tác chăn nuôi còn là vấn đề quản lý giống bằng số liệu. Phân tích số liệu là một công nghệ cao, đòi hỏi sự đầu tư lớn về phương tiện và nhân lực. Nếu có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về tình hình con giống, các nhà khoa học sẽ có điều kiện nghiên cứu và phân tích dựa trên những số liệu lưu trữ, từ đó có khả năng đánh giá được chính xác giá trị giống của bất kỳ con vật nào.

Để việc nghiên cứu bảo tồn và chọn tạo giống vật nuôi đạt hiệu quả như mong muốn, đưa được những thành tựu khoa học vào sản xuất thì công tác đào tạo, tập huấn cho chính những người chăn nuôi là một yêu cầu quan trọng. Khi đã có trong tay nguồn giống đảm bảo chất lượng, người nông dân sẽ biết phát triển sản xuất chăn nuôi nếu được trang bị đầy đủ kiến thức KHKT và quy trình chăn nuôi thích hợp. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan nghiên cứu.

Nguồn www.QuangMinh.com.vn


° Các tin khác
• Quảng Ngãi: Nhiều ND nuôi bò lai sind
• Phòng chống dịch cúm ở Thái Bình: Bài học đắt giá!
• Mối lo từ Thanh Hoá: Hàng vạn con cò về trú đông ở làng
• Lạng Sơn: Nỗi lo "gà nội"!
• Lâm Đồng: Nuôi gà Tây lấy thịt
• Khẩn cấp cứu người nuôi gia cầm
• Lâm Đồng: xây dựng mô hình nuôi hươu sao dưới tán rừng
• Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi gia cầm?
• Hậu Giang: Người dân vẫn xem thường dịch cúm
• Hà Tây: Người chăn nuôi lo vỡ nợ!
• EU sẽ cấm sử dụng các loại chất kháng sinh trong thức ăn vật nuôi
• Đồng Tháp: Xin tiêu huỷ cả gia cầm đã tiêm phòng!
• Thành phố hỗ trợ cho người chăn nuôi sau hiểm họa cúm gia cầm
• Cúm gia cầm
• Để kinh tế lâm – ngư ở Cà Mau phát triển bền vững : Tách tôm khỏi rừng?
• ĐBSCL: Giá tôm sú tăng cao
• Cập nhật thông tin cúm gia cầm 
• Bắc Giang: Khổ vì gà 
• Diễn biến dịch cúm gà toàn cầu
• Thị trường hàng hóa trong nước ngày 22/11/2005
• Chỉ còn 15 tỉnh, thành phố có dịch
• Gia cầm chưa bị dịch, tại sao không ăn?
• Đừng thờ ơ với sản phẩm gia cầm sạch
• Tình hình cúm gia cầm ở các địa phương
• Hà Giang: Phát triển đàn trâu, bò hàng hoá
• Cần Thơ: Chuyển 12.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu, nuôi thủy sản
• Ẩn họa từ những làng giết mổ gà
• Nghề dễ làm giàu ở Sơn La
• Hải Dương: đầu tư 16 tỷ đồng lắp dây chuyền chế biến thịt lợn mảnh-choai xuất khẩu
• Hà Tây: phòng chống dịch cúm nơi sản xuất giống và thức ăn gia cầm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb