Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Mối lo từ Thanh Hoá: Hàng vạn con cò về trú đông ở làng

Nhận được tin báo có đàn chim về trú đông nhiều vô kể trong mùa dịch cúm gia cầm; buổi chiều rét ngọt đầu mùa, tôi vội vàng phóng xe lên đảo cò làng Nga, xã Tiến Nông (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Gọi là đảo nhưng thực ra đây là một vùng bãi cao, rộng khoảng 3 ha, dày đặc tre gai và cây dại, ao hồ vây quanh đảo; muốn vào phải đi bằng thuyền.

Ông Nguyễn Bá Triệu, người trông coi đảo cò đang phát quang cây dại ven bờ, nói "Nửa tháng nay lượng cò về đông như kiến, đậu trắng xoá đảo; trước đây chỉ có cò ruồi, cò hương, cò lửa, vạc đen; nay xuất hiện cả cò bự, cò khoang, con to nặng tới 3 kg, trứng cò đẻ ra cỡ trứng gà so!". Ông Hà Đào Ngọt, nhà ở sát đảo cò cho hay "Cứ buổi sáng cò bay đi kiếm ăn xa, chiều lại bay về đảo, năm nay rét sớm đàn cò sẽ đẻ vào tháng chạp, ra giêng thì đẻ rộ hơn.

Vào mùa sinh sản cò thường tha thức ăn về, phân tanh bôi, mỗi khi gió thổi tạt mùi sặc sụa vào thôn xóm rất khó chịu". Dạo một vòng quanh đảo cò, chúng tôi thấy rất nhiều gà được thả rông, đàn vịt bơi tung tăng dưới hồ. Ai dám chắc rằng đàn vịt, đàn gà kia không có virus H5N1 và đàn cò tha mầm bệnh từ nơi khác về đảo?!

Ông Nguyễn Thanh Trí, Chủ tịch xã Tiến Nông có vẻ lo xa "Xã chuẩn bị cả phương án khi xảy ra đại dịch cúm ở người, đặc biệt là bảo vệ tính mạng trên 130 hộ ở xóm 6 sinh sống quanh đảo cò. Trước mắt chúng tôi yêu cầu các hộ thực hiện nuôi nhốt gia cầm, thủy cầm, không thả rông bừa bãi; nếu thấy cò chết phải báo xã lấy mẫu ngay..." Ông Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết, giải pháp tối ưu nhất của huyện hiện nay là tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng quanh khu vực này một lần/tuần, chứ không thể dùng súng tiêu diệt được(!).

Theo Nga Trường Giang (Báo Nông nghiệp)


° Các tin khác
• Lạng Sơn: Nỗi lo "gà nội"!
• Lâm Đồng: Nuôi gà Tây lấy thịt
• Khẩn cấp cứu người nuôi gia cầm
• Lâm Đồng: xây dựng mô hình nuôi hươu sao dưới tán rừng
• Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi gia cầm?
• Hậu Giang: Người dân vẫn xem thường dịch cúm
• Hà Tây: Người chăn nuôi lo vỡ nợ!
• EU sẽ cấm sử dụng các loại chất kháng sinh trong thức ăn vật nuôi
• Đồng Tháp: Xin tiêu huỷ cả gia cầm đã tiêm phòng!
• Thành phố hỗ trợ cho người chăn nuôi sau hiểm họa cúm gia cầm
• Cúm gia cầm
• Để kinh tế lâm – ngư ở Cà Mau phát triển bền vững : Tách tôm khỏi rừng?
• ĐBSCL: Giá tôm sú tăng cao
• Cập nhật thông tin cúm gia cầm 
• Bắc Giang: Khổ vì gà 
• Diễn biến dịch cúm gà toàn cầu
• Thị trường hàng hóa trong nước ngày 22/11/2005
• Chỉ còn 15 tỉnh, thành phố có dịch
• Gia cầm chưa bị dịch, tại sao không ăn?
• Đừng thờ ơ với sản phẩm gia cầm sạch
• Tình hình cúm gia cầm ở các địa phương
• Hà Giang: Phát triển đàn trâu, bò hàng hoá
• Cần Thơ: Chuyển 12.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu, nuôi thủy sản
• Ẩn họa từ những làng giết mổ gà
• Nghề dễ làm giàu ở Sơn La
• Hải Dương: đầu tư 16 tỷ đồng lắp dây chuyền chế biến thịt lợn mảnh-choai xuất khẩu
• Hà Tây: phòng chống dịch cúm nơi sản xuất giống và thức ăn gia cầm
• TPHCM huy động 5 lực lượng phòng chống dịch
• TP.HCM quản lý chặt nguồn trứng gia cầm vào thành phố
• TPHCM phối hợp 6 tỉnh phòng chống dịch dịch cúm gia cầm khẩn cấp

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb