Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Để kinh tế lâm – ngư ở Cà Mau phát triển bền vững : Tách tôm khỏi rừng?

Trong chiến lược phát triển sản xuất lâm - ngư nghiệp đối với rừng kinh tế của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, từ năm 2005 - 2010, hướng đến năm 2020, việc tách tôm ra khỏi rừng là giải pháp quan trọng để phát triển ổn định, bền vững kinh tế lâm- ngư ở địa phương này. Hiện nay, tách tôm ra khỏi rừng đang là yêu cầu bức xúc, tạo điều kiện cho rừng và tôm cùng phát triển đồng bộ; ổn định đời sống dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Từ những phát sinh bất hợp lý...

Kinh tế thủy sản mà chủ yếu nuôi tôm và kinh tế lâm nghiệp là hai loại hình mang tính chất quyết định, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hiển nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung. Thời gian qua, rừng kinh tế trên địa bàn huyện Ngọc Hiển từ rừng nguyên sinh do các lâm ngư trường (LNT) quốc doanh quản lý bị thu hẹp dần do áp lực xã hội, tác động của con người đối với tài nguyên rừng. Hơn 24.241 ha rừng kinh tế hiện có ở đây với 85% diện tích đã giao khoán cho hộ dân sản xuất theo mô hình lâm - ngư kết hợp, phần còn lại nằm trên địa bàn hai LNT Kiến Vàng và Ngọc Hiển quản lý. Theo đó, lâm nghiệp truyền thống chuyển sang lâm nghiệp xã hội đã mở ra nhiều mô hình sản xuất kinh doanh lâm - ngư kết hợp, nhưng chưa ổn định và thiếu tính bền vững.

Tìm hiểu vấn đề này, được biết rừng kinh tế trên địa bàn huyện Ngọc Hiển có những khu vực được khôi phục, dần dần ổn định trở lại. Nhưng nhìn trên tổng thể rừng, đất lâm nghiệp, đất nuôi thủy sản là vấn đề bất cập đặt ra cho huyện, ngành chức năng tỉnh Cà Mau và nhân dân nhận khoán đất rừng. Vì giữa rừng và con tôm đang có những mâu thuẫn cơ bản chưa giải quyết được; Nhà nước rất quyết liệt thực hiện trồng và khôi phục rừng, còn dân thì muốn mở rộng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm. Bởi phần lớn hộ dân ở đây được giao đất, khoán rừng bình quân khoảng 3 ha/hộ, nên khi trồng rừng kết hợp nuôi tôm theo tỷ lệ 70% rừng, 30% tôm thì đất nuôi tôm còn lại trên dưới 1 ha.

Với diện tích này nuôi tôm tự nhiên truyền thống như trước đây thì năng suất rất thấp, không đạt hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư nuôi tôm công nghiệp thì đa số hộ dân sinh sống trên lâm phần không đủ khả năng, thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất, nhất là điều kiện môi trường đất đai, nguồn nước không cho phép.

Do vậy, một bộ phận cư dân thường lén lút chặt phá rừng lấy gỗ, củi bán giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày và hàng năm không trồng rừng và trồng không đạt chỉ tiêu theo hợp đồng ký kết. Từ đó, rừng không ra rừng, tôm không ra tôm, hiệu quả kinh tế về rừng quá thấp so với nhiều loại cây trồng vật nuôi khác dẫn đến cư dân không thiết tha với rừng. Thậm chí họ còn cho rằng rừng là vật cản trở lớn, ảnh hưởng đến thu nhập trong phát triển kinh tế gia đình của họ.

Hiện tại, huyện Ngọc Hiển mới chỉ có 10 hộ dân tách rừng - tôm với tổng diện tích 38 ha, trong đó có nhiều hộ thực hiện nghiêm túc phương án này hiệu quả kinh tế tăng gấp nhiều lần so với trước đó. Trong số những hộ dân thực hiện có hiệu quả việc tách rừng - tôm ở huyện Ngọc Hiển phải kể đến anh Dư, anh Đồng ở ấp Đồng Khởi, xã Tân Ân Tây. Trước đây, khi còn sản xuất theo mô hình rừng - tôm kết hợp, năm nào tôm nuôi của anh Dư cũng “dính” phải tình trạng chết và có năm thua lỗ trắng tay. Năm 2001, anh đăng ký làm mô hình tách tôm khỏi rừng với huyện Ngọc Hiển trên diện tích 6,3 ha nhận khoán.

Anh Dư cho biết: “Từ khi tách tôm - rừng đến nay, chưa có năm nào xảy ra nạn tôm bệnh, chết trắng như trước đó. Đất nuôi tôm liên tục trúng mùa thu về vài chục triệu đồng/năm, đời sống gia đình vươn lên khấm khá. Vụ mùa vừa rồi, ngoài thả tôm nuôi, thả thêm 500 cua giống xen canh và thu về gần 9 triệu đồng, không kể thu nhập từ nguồn lợi con tôm, con cá. Còn rừng lên xanh, phủ kín diện tích trồng theo quy định và chỉ vài năm nữa đến kỳ khai thác sẽ thu về nguồn kinh tế không nhỏ từ cây rừng”.

... Đến chủ trương tách tôm - rừng

Huyện Ngọc Hiển hiện đang triển khai những giải pháp tích cực nhằm đảm bảo tỷ lệ rừng - tôm đúng quy định và tách tôm ra khỏi rừng trên đất lâm phần. Ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch UBND huyện này giải thích: “Tách rừng - tôm không có nghĩa là rừng chẳng còn liên quan gì đến nuôi tôm mà đó là một tổng thể hòa quyện, hỗ trợ nhau. Khi rừng khép tán nó tạo nên một quần thể thực vật phong phú, đa dạng sinh học tách biệt với khu nuôi tôm, không ảnh hưởng trực tiếp đến đầm vuông nuôi tôm, nhưng có tác dụng cân bằng môi trường sinh thái, giúp nuôi thủy sản phát triển ổn định và bền vững”. Thực tế, tách rừng - tôm lợi ích trước hết là của nhân dân vùng rừng, có được diện tích rừng tập trung, diện tích nuôi tôm tập trung, nhưng cùng nằm trong môi trường sinh thái chung.

Theo đó, trên cơ sở đặc điểm tự nhiên của đất lâm phần, cư dân chủ động được nơi trồng rừng, nơi nuôi tôm thích hợp để cho năng suất, sản lượng cao, thực hiện thành công hai mục tiêu trồng rừng và nuôi tôm trên diện tích nhận khoán, khai thác tiềm năng kinh tế lâm - ngư đạt hiệu quả. Đối với nuôi thủy sản, cư dân cải tạo, thiết kế đầm vuông nuôi đúng kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ vào nuôi tôm đạt kết quả, tạo đà cho việc đầu tư phát triển nghề nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi công nghiệp về lâu dài. Đối với trồng rừng, họ có điều kiện trồng, chăm sóc rừng tốt hơn như: trồng thâm canh, tỉa thưa, tác nghiệp sinh học giúp cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt...

Ngoài ra, còn tận dụng khai thác các vùng đất gò cao, đất, ven sông rạch trồng rau màu, cây ăn trái tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình. Tiếp đến, khi tách tôm - rừng hạn chế được nạn phá rừng, giảm chi phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm, góp phần ổn định và từng bước cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn, tái tạo khôi phục trở lại các loài thủy sản, động vật quý hiểm dưới tán rừng vốn đang bị cạn kiệt.

Ông Lê Văn Kháng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết: Trước mắt, đối với cán bộ đảng viên có đất canh tác phải thực hiện nghiêm túc việc tách rừng - tôm để làm gương cho quần chúng nhân dân trên cơ sở học tập rút kinh nghiệm những mô hình của các hộ dân đã tách tôm ra khỏi rừng đạt hiệu quả kinh tế cao; hộ dân đã khai thác rừng năm 2004 - 2005 triển khai ngay tách tôm - rừng. Các hộ dân đã trồng rừng đạt diện tích theo quy định mà rừng chưa đến tuổi khai thác thì không tách rừng - tôm; giữ nguyên hiện trạng và trồng bổ sung trên diện tích quy hoạch rừng, san lấp kinh mương để trồng lại rừng.

Các LNT phối hợp với xã xây dựng phương án tách tôm - rừng cụ thể, tổ chức bàn bạc, thống nhất với hộ dân lập hồ sơ, cắm mốc phân chia khu vực trồng rừng và khu vực nuôi tôm đúng tỷ lệ cho từng hộ dân. Huyện Ngọc Hiển kết hợp với ngành chức năng thực hiện những giải pháp về vốn đầu tư cho hộ dân vay; xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai điểm trình diễn mô hình tách tôm - rừng trên lâm phần giúp nông dân học tập kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tế sản xuất.

Theo LÊ HUY HẢI (BCT)


° Các tin khác
• ĐBSCL: Giá tôm sú tăng cao
• Cập nhật thông tin cúm gia cầm 
• Bắc Giang: Khổ vì gà 
• Diễn biến dịch cúm gà toàn cầu
• Thị trường hàng hóa trong nước ngày 22/11/2005
• Chỉ còn 15 tỉnh, thành phố có dịch
• Gia cầm chưa bị dịch, tại sao không ăn?
• Đừng thờ ơ với sản phẩm gia cầm sạch
• Tình hình cúm gia cầm ở các địa phương
• Hà Giang: Phát triển đàn trâu, bò hàng hoá
• Cần Thơ: Chuyển 12.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu, nuôi thủy sản
• Ẩn họa từ những làng giết mổ gà
• Nghề dễ làm giàu ở Sơn La
• Hải Dương: đầu tư 16 tỷ đồng lắp dây chuyền chế biến thịt lợn mảnh-choai xuất khẩu
• Hà Tây: phòng chống dịch cúm nơi sản xuất giống và thức ăn gia cầm
• TPHCM huy động 5 lực lượng phòng chống dịch
• TP.HCM quản lý chặt nguồn trứng gia cầm vào thành phố
• TPHCM phối hợp 6 tỉnh phòng chống dịch dịch cúm gia cầm khẩn cấp
• Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm TP.HCM sơ kết thực hiện chỉ thị số 31
• TP.HCM: Tổng kiểm tra tình hình công tác phòng chống dịch cúm gia cầm
• Doanh nghiệp tư nhân khai thác chợ thủy sản Cần Giờ
• Nuôi tôm trên cát: Quá đà với mô hình nuôi tôm trên cát
• ĐBSCL: thiếu tôm nguyên liệu
• Cà Mau phát triển nghề nuôi cá mú Thái Lan
• An Giang : Hàng ngàn tấn cá basa của nông dân không tiêu thụ được
• Campuchia tiêu thụ mạnh các loài thủy sản nước ngọt nuôi tại Việt Nam
• Hạ viện Mỹ hủy bỏ Tu chính án Byrd: Hết “nhuệ khí” đi kiện chống bán phá giá!
• Sản xuất sản phẩm cá tra, ba sa xuất khẩu tại ĐBSCL: Không chỉ là cá sạch
• Đoàn chuyên gia quốc tế đến tìm hiểu nghề nuôi tôm Bến Tre
• Thu hoạch 720 tấn tôm hùm; Tôm hùm giống xuất hiện huyện Tuy An, Sông Cầu

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb