Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Ẩn họa từ những làng giết mổ gà

NTNN đã có bài viết về nghề giết mổ gà ở Hà Vĩ, một trong 3 làng làm nghề này ở xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Tây) để cung cấp thịt gà cho thị trường Hà Nội và thị xã Hà Đông, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Giờ đây, khi dịch cúm gia cầm đang bùng phát và lệnh cấm giết mổ được ban ra, chúng tôi có dịp trở lại Hà Vĩ, An Cảnh, Tường Lâm...

Theo lời ông Nguyễn Huy Đăng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tây, gà giết mổ ở đây đều không rõ nguồn gốc... nên các làng giết gà này đang phải tạm dừng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy.

Chốt kiểm dịch "lãnh cảm" với cúm gà!

Vào khoảng 4 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại chốt kiểm dịch của Trạm thú y huyện Thường Tín, được đặt ngay trên con đường độc đạo dẫn vào 3 làng giết mổ gà. Chốt vắng tanh không một bóng người. Cách đó khoảng 50m, nhà nghỉ của các nhân viên trực chốt vẫn sáng đèn nhưng không có một ai còn thức. Từ các làng Hà Vĩ, An Cảnh, Tường Lâm, những chiếc xe máy đèo hàng phía sau vẫn phóng qua chốt vun vút, mà không có bất cứ một nhân viên kiểm dịch nào ra chặn lại kiểm tra. Nhìn những thùng hàng được bịt kín phía sau, chúng tôi nhận thấy đó là những loại thùng sắt mà người dân các làng này trước đó vẫn dùng để vận chuyển gà đã qua giết mổ.

Hơn 5 giờ, trời bắt đầu sáng. Các nhân viên trực chốt vẫn chưa làm việc. Lượng xe máy phóng qua mỗi lúc một mau hơn. Lúc này, chúng tôi thấy rất rõ, trên những chiếc xe máy chạy qua, ở các thùng phía sau và trong các làn nhựa, túi nilon phía trước xe, đều đựng những con gà còn nguyên con, hoặc đã được tách rời các bộ phận. Mãi đến gần 7 giờ sáng, các nhân viên trực chốt mới lục tục xuất hiện. Lúc này, những chiếc xe máy chở gà từ các làng qua đây hầu như không còn... Chỉ có một số xe chở gà đi, giờ đã quay về.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, chốt kiểm dịch này được thành lập từ một năm nay, có vai trò rất quan trọng, bởi lượng gà vận chuyển qua đây vào chợ gà Hà Vĩ và các làng mổ gà phía trong rất lớn. Khi chưa có dịch, mỗi ngày có khoảng 3.000 con, thời điểm giáp Tết mỗi năm có thể lên đến 10.000 con được đưa qua chốt này. Một nhiệm vụ quan trọng nữa của chốt là kiểm dịch những con gà đã qua giết mổ từ các làng trên. Theo quy định, nhân viên trực chốt phải trực 24/24 giờ mỗi ngày, nhưng trên thực tế, quy định này không được thực hiện nghiêm túc.

Lý giải về việc "nới lỏng" công tác trực chốt hiện nay, anh Nguyễn Văn Dũng, nhân viên trực chốt của Trạm nói một cách "vô tư" rằng: Trước đây, lượng gà qua chốt nhiều nên anh em chú trọng trực hơn. Bây giờ lượng gà qua đây hầu như không có nên anh em cũng...(?). Cánh buôn gà như "bắt mạch" được suy nghĩ ấy nên họ đã qua mặt các chốt này một cách khá dễ dàng. Với những gì chúng tôi chứng kiến đã cho thấy, lượng gia cầm được chở qua đây không hề giảm sút.

Ẩn họa đại dịch

Nhìn bề ngoài thì có rất nhiều hộ gia đình trong các làng mổ gà đã nghỉ việc từ hơn một tuần nay. Nhưng không phải tất cả dân trong làng đều không còn chong đèn mỗi sáng để mổ gà, như thông tin các cán bộ thú y địa phương đưa ra. Điều rất lạ là trong các hộ này, việc giết mổ gà vẫn tiếp tục, với số lượng gà mổ lại tăng hơn nhiều so với trước và công tác giết mổ vẫn chưa có các biện pháp phòng dịch hữu hiệu. Theo anh Ng.T.H, một người dân làng Hà Vĩ cho biết, vì việc cấm mổ gà chưa được triển khai, kiểm dịch chưa dứt khoát nên nhiều nhà vẫn tiến hành giết mổ, thậm chí còn mổ nhiều hơn trước để "chạy dịch". Gà từ các công ty chăn nuôi lớn, từ trong dân, thậm chí có nguồn gà từ Đà Nẵng chở ra, vẫn đổ về đây với số lượng lớn.

Vậy lượng gà mổ nhiều như vậy sẽ được tiêu thụ ở đâu, ai sử dụng và được dùng vào việc gì? Đó là điều mà các cơ quan chức năng cần phải làm rõ và tiến hành kiểm soát chặt chẽ. Nhưng theo phản ánh của một số người dân ở đây, hiện nay, sau khi gà được mổ, người ta chỉ lấy lườn và đùi gà. Những bộ phận này được đem đi và rất có thể được dùng trộn vào thịt lợn, thịt bò trong quá trình chế biến giò chả, ruốc bông. Và cũng không loại trừ khả năng một số kẻ xấu lợi dụng những làng giết mổ gà cách xa trung tâm, để làm lò mổ chạy dịch, sau đó đem vào kho ướp lạnh, để khi hết dịch mang ra tiêu thụ như đã xảy ra ở mùa dịch năm ngoái ở các tỉnh phía Nam.

Một hiện tượng mới phát sinh tại đây cũng rất đáng lưu tâm, là người dân trong làng đang dùng các bộ phận của con gà và trứng gà không tiêu thụ được, các phế phẩm từ con gà làm thức ăn cho gia súc và nuôi cá. Thậm chí nhiều hộ dân còn tận dụng dịp này mua lợn về để chăn nuôi. Làm điều này, họ hoàn toàn không nghĩ đến việc, cúm gà có thể lây sang các loài vật đó, ủ bệnh và lây cho người...

Những điều mà chúng tôi "mắt thấy tai nghe" này, xin gửi đến Chi cục Thú y và các ngành chức năng tỉnh Hà Tây, để có biện pháp thắt chặt hơn nữa công tác ngăn chặn, kiểm tra phòng dịch cúm gia cầm tại địa bàn các xã nói trên.

Nguồn tin: NTNN



° Các tin khác
• Nghề dễ làm giàu ở Sơn La
• Hải Dương: đầu tư 16 tỷ đồng lắp dây chuyền chế biến thịt lợn mảnh-choai xuất khẩu
• Hà Tây: phòng chống dịch cúm nơi sản xuất giống và thức ăn gia cầm
• TPHCM huy động 5 lực lượng phòng chống dịch
• TP.HCM quản lý chặt nguồn trứng gia cầm vào thành phố
• TPHCM phối hợp 6 tỉnh phòng chống dịch dịch cúm gia cầm khẩn cấp
• Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm TP.HCM sơ kết thực hiện chỉ thị số 31
• TP.HCM: Tổng kiểm tra tình hình công tác phòng chống dịch cúm gia cầm
• Doanh nghiệp tư nhân khai thác chợ thủy sản Cần Giờ
• Nuôi tôm trên cát: Quá đà với mô hình nuôi tôm trên cát
• ĐBSCL: thiếu tôm nguyên liệu
• Cà Mau phát triển nghề nuôi cá mú Thái Lan
• An Giang : Hàng ngàn tấn cá basa của nông dân không tiêu thụ được
• Campuchia tiêu thụ mạnh các loài thủy sản nước ngọt nuôi tại Việt Nam
• Hạ viện Mỹ hủy bỏ Tu chính án Byrd: Hết “nhuệ khí” đi kiện chống bán phá giá!
• Sản xuất sản phẩm cá tra, ba sa xuất khẩu tại ĐBSCL: Không chỉ là cá sạch
• Đoàn chuyên gia quốc tế đến tìm hiểu nghề nuôi tôm Bến Tre
• Thu hoạch 720 tấn tôm hùm; Tôm hùm giống xuất hiện huyện Tuy An, Sông Cầu
• Giá thuê mặt nước lên tới 250 triệu đồng/km2/năm
• Phú Yên: 80% số hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hòa bị lỗ vốn
• Cà Mau: Nắng hạn cục bộ làm thiệt hại hơn 6.000 ha lúa - tôm
• An Giang: Bao tiêu cá tra sinh thái với giá 20.000 đến 20.500 đồng/kg
• Thủy sản ứng phó với dịch cúm gia cầm
• Giá cá tra, basa sẽ tăng 1.500 đồng/kg
• Phú Yên: Cá mú và cá hồng giống xuất hiện ở đầm Ô Loan
• Thủy sản Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng của EU
• Cà Mau: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 16,4%
• Kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm nông nghiệp và thủy sản
• Sản lượng thuỷ sản tăng gần 3 lần
• Sóc Trăng: Trúng mùa khai thác cá kèo giống

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb