Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

TPHCM huy động 5 lực lượng phòng chống dịch

Chiều 20-11, phát biểu tại phiên họp đột xuất của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm – thủy cầm TP, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải chỉ đạo, cùng với công an, quản lý thị trường, thú y, bộ đội và thanh niên xung phong (5 lực lượng) cũng phải tham gia việc kiểm tra, giám sát trong việc phòng chống dịch cúm gia cầm.

TPHCM huy động 5 lực lượng phòng chống dịch.

Cần làm quyết liệt và mọi biện pháp để dịch cúm gia cầm không xảy ra tại TP. Cần quán triệt các chủ trương và nhận thức đầy đủ tính cấp bách và mức nguy hiểm của dịch cúm gia cầm đến tận người dân. Phối hợp thật tốt với các tỉnh trong việc kiểm soát, quản lý, vận chuyển gia cầm về TP.

Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải nhấn mạnh, phải thực hiện tốt 5 vấn đề: Tuyên truyền và vận động bằng cách phối hợp với mặt trận, đoàn thể để đưa những chủ trương của Thủ tướng và TP đến với tận các địa bàn dân cư và làm sạch địa bàn.

Rà soát lại chính sách cho người nuôi, nhất là đối với hộ nuôi nhỏ lẻ, tạo điều kiện và hỗ trợ chuyển đổi, nhưng phải dứt khoát và làm mạnh để thay đổi cả nhận thức và tập quán nuôi nhỏ lẻ trong dân. Bên cạnh đó, cần tìm nguồn thực phẩm khác thay thế gia cầm cho người dân TP thời gian tới.

Tất cả các cơ quan phải vào cuộc, trong đó, báo chí và truyền thông có vai trò rất quan trọng cùng tham gia tuyên truyền, đưa thông tin nhanh đến với người dân.

Sở Y tế, bên cạnh chuẩn bị diễn tập các tình huống có thể xảy ra, cần chủ động phối hợp với các tỉnh trong việc xử lý và tiếp nhận bệnh các nơi. Chủ tịch UBND TP cũng thông báo, TP có quyết định đổi tên BCĐ Phòng chống dịch cúm gia cầm – thủy cầm TP thành BCĐ thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, đồng thời nhằm kiện toàn bộ máy, đã bổ sung thêm Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Tài làm Phó trưởng Ban chỉ đạo thứ nhất.

Trước đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Sở Thương mại làm việc với các điểm chế biến gia cầm (nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể…) về việc sử dụng gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng. Có chính sách bồi thường cho 50 cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ (đã đóng cửa). Vấn đề chim kiểng (kể cả đà điểu) và gà đá phải làm rốt ráo, quyết liệt. Về việc bao bì đóng gói tại các chợ và trứng gia cầm cần phải xem xét cách khắc phục những kẽ hở.

Theo báo cáo của BCĐ, trong số hộ nuôi gia cầm nhỏ lẻ giảm 87% so với trước, nhưng qua kiểm tra và từ đường dây nóng vẫn còn tình trạng nuôi gia cầm nhỏ lẻ (chủ yếu gà đá) ở quận 9, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, Nhà Bè… chưa được xử lý triệt để, do nhiều hộ muốn giữ lại một cặp gà để có thể nhân giống khi tình hình ổn định.

Một vài chợ vẫn còn tình trạng người kinh doanh thịt gia cầm mở bao bì và pha trộn thịt chưa qua kiểm dịch, trứng không để trong bao bì. Việc tiêu thụ sản phẩm gia cầm và trứng giảm mạnh những ngày qua, từ 682 xe/tuần còn 56 xe/tuần; số gia cầm hơn 256.000 con/tuần nay chỉ còn hơn 7.000 con/tuần, số trứng từ trên 10 triệu quả/tuần chỉ còn hơn 1 triệu quả/tuần.

Cần Thơ: Phát hiện xác 3 con bồ câu chết

Chiều 20-11, ông Lưu Phước Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ xác nhận: đã phát hiện 3 xác chết của chim bồ câu ở Bệnh viện Y học Dân tộc. Xác 3 con chim bồ câu này đã được tiêu hủy, nhưng không thể lấy được mẫu để xét nghiệm chim có bị nhiễm H5N1 hay không. Ngành thú y đang lúng túng không biết triển khai phương án nào để lấy mẫu xét nghiệm với số bồ cầu còn lại.

Ngoài Bạc Liêu và Đồng Tháp đã ghi nhận có dịch cúm gia cầm, hiện nay ở Kiên Giang cũng đã phát hiện nhiều vịt chạy đồng chết. Dù chưa khẳng định số vịt này có nhiễm H5N1 hay không, song tình trạng xác vịt chết vô bao, quăng ra sông, rạch đang làm nhiều người dân lo sợ.

Thái Nguyên: Đã có gà chết do cúm gia cầm

Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên, tỉnh đã phát hiện có virus cúm tuýp A (H5) trong mẫu bệnh phẩm gia cầm của gia đình bà Phạm Thị Diếp xóm Làng Phan, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Ngày 14-11, gia đình bà Diếp phát hiện 6 con trong đàn gà 30 con bị ốm chết, Chi cục Thú y đã tiến hành chẩn đoán, mổ khám lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm và hướng dẫn gia đình tiêu hủy toàn bộ đàn gà.

Chiều 20-11, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã đến kiểm tra việc vệ sinh khử trùng tiêu độc tại ổ dịch và trên phạm vi toàn bộ xã Cổ Lũng, chỉ đạo thành lập chốt kiểm dịch tạm thời bao vây ổ dịch và triển khai gấp việc tiêm phòng bao vây ổ dịch trong phạm vi bán kính 3-5km từ tâm ổ dịch và tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm thuộc huyện Phú Lương. Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hiện tượng gia cầm chết rải rác.

Theo SGGP (Đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh)


° Các tin khác
• TP.HCM quản lý chặt nguồn trứng gia cầm vào thành phố
• TPHCM phối hợp 6 tỉnh phòng chống dịch dịch cúm gia cầm khẩn cấp
• Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm TP.HCM sơ kết thực hiện chỉ thị số 31
• TP.HCM: Tổng kiểm tra tình hình công tác phòng chống dịch cúm gia cầm
• Doanh nghiệp tư nhân khai thác chợ thủy sản Cần Giờ
• Nuôi tôm trên cát: Quá đà với mô hình nuôi tôm trên cát
• ĐBSCL: thiếu tôm nguyên liệu
• Cà Mau phát triển nghề nuôi cá mú Thái Lan
• An Giang : Hàng ngàn tấn cá basa của nông dân không tiêu thụ được
• Campuchia tiêu thụ mạnh các loài thủy sản nước ngọt nuôi tại Việt Nam
• Hạ viện Mỹ hủy bỏ Tu chính án Byrd: Hết “nhuệ khí” đi kiện chống bán phá giá!
• Sản xuất sản phẩm cá tra, ba sa xuất khẩu tại ĐBSCL: Không chỉ là cá sạch
• Đoàn chuyên gia quốc tế đến tìm hiểu nghề nuôi tôm Bến Tre
• Thu hoạch 720 tấn tôm hùm; Tôm hùm giống xuất hiện huyện Tuy An, Sông Cầu
• Giá thuê mặt nước lên tới 250 triệu đồng/km2/năm
• Phú Yên: 80% số hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hòa bị lỗ vốn
• Cà Mau: Nắng hạn cục bộ làm thiệt hại hơn 6.000 ha lúa - tôm
• An Giang: Bao tiêu cá tra sinh thái với giá 20.000 đến 20.500 đồng/kg
• Thủy sản ứng phó với dịch cúm gia cầm
• Giá cá tra, basa sẽ tăng 1.500 đồng/kg
• Phú Yên: Cá mú và cá hồng giống xuất hiện ở đầm Ô Loan
• Thủy sản Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng của EU
• Cà Mau: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 16,4%
• Kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm nông nghiệp và thủy sản
• Sản lượng thuỷ sản tăng gần 3 lần
• Sóc Trăng: Trúng mùa khai thác cá kèo giống
• Năm 2010: Cà Mau xuất khẩu tôm đạt 1 tỷ USD
• Sóc Trăng: Tôm sú được mùa nhưng hiệu quả không cao
• Có thể không đáp ứng hết các đơn hàng cá tra, cá basa
• Kiểm tra toàn bộ 3 nhóm hàng thủy sản vào Mỹ và Canada.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb