Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nuôi tôm trên cát: Quá đà với mô hình nuôi tôm trên cát

Trao đổi với Tuổi Trẻ sau loạt bài “Dấu vết buồn của con tôm trên cát”, PGS.TS NGUYỄN CHU HỒI - viện trưởng Viện Kinh tế và qui hoạch thủy sản (Bộ Thủy sản) - khẳng định:

- Chúng tôi đã cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, nguy cơ ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải, nguy cơ mặn háo đất và nước ngầm, nguy cơ thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát.

Bộ Thủy sản cũng đưa ra khuyến nghị cần có giải pháp liên ngành để mô hình nuôi tôm trên cát (NTTC) đạt hiệu quả cao, khuyến nghị các địa phương không nên độc tôn con tôm sú mà phải đa dạng hóa đối tượng nuôi, dù đạt hiệu quả thấp về mặt kinh tế nhưng bù lại sẽ có những ưu thế về môi trường và tận dụng được nguồn nước biển.

Tuy nhiên, tình hình vẫn vượt quá ngưỡng do các địa phương không có qui hoạch hợp lý về NTTC. Người nuôi tôm và nhiều địa phương đều quá say sưa với cái được của mô hình. Đây là nguyên nhân cơ bản trong tư duy phát triển của chúng ta, mà một chuyên gia nước ngoài đã phải nói rằng kiểu làm kinh tế của VN là ai làm được gì thì người sau cứ bắt chước như thế đến nỗi khung pháp lý không điều chỉnh được kịp thời. Tình trạng NTTC bừa bãi, thiếu qui hoạch cũng đã diễn ra như vậy.

Trước mắt các địa phương phải xác định cụ thể mật độ đầm nuôi thế nào, qui mô ra sao, nguồn nước cung cấp ở đâu… để qui hoạch và thiết kế vùng NTTC hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và an toàn môi trường. Phải chú ý qui hoạch và thiết kế hệ thống kênh mương cấp thoát nước ổn định bằng bêtông, tăng cường công tác quản lý qui hoạch, đặc biệt với các dự án nuôi qui mô lớn.

Theo K.HƯNG


° Các tin khác
• ĐBSCL: thiếu tôm nguyên liệu
• Cà Mau phát triển nghề nuôi cá mú Thái Lan
• An Giang : Hàng ngàn tấn cá basa của nông dân không tiêu thụ được
• Campuchia tiêu thụ mạnh các loài thủy sản nước ngọt nuôi tại Việt Nam
• Hạ viện Mỹ hủy bỏ Tu chính án Byrd: Hết “nhuệ khí” đi kiện chống bán phá giá!
• Sản xuất sản phẩm cá tra, ba sa xuất khẩu tại ĐBSCL: Không chỉ là cá sạch
• Đoàn chuyên gia quốc tế đến tìm hiểu nghề nuôi tôm Bến Tre
• Thu hoạch 720 tấn tôm hùm; Tôm hùm giống xuất hiện huyện Tuy An, Sông Cầu
• Giá thuê mặt nước lên tới 250 triệu đồng/km2/năm
• Phú Yên: 80% số hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hòa bị lỗ vốn
• Cà Mau: Nắng hạn cục bộ làm thiệt hại hơn 6.000 ha lúa - tôm
• An Giang: Bao tiêu cá tra sinh thái với giá 20.000 đến 20.500 đồng/kg
• Thủy sản ứng phó với dịch cúm gia cầm
• Giá cá tra, basa sẽ tăng 1.500 đồng/kg
• Phú Yên: Cá mú và cá hồng giống xuất hiện ở đầm Ô Loan
• Thủy sản Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng của EU
• Cà Mau: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 16,4%
• Kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm nông nghiệp và thủy sản
• Sản lượng thuỷ sản tăng gần 3 lần
• Sóc Trăng: Trúng mùa khai thác cá kèo giống
• Năm 2010: Cà Mau xuất khẩu tôm đạt 1 tỷ USD
• Sóc Trăng: Tôm sú được mùa nhưng hiệu quả không cao
• Có thể không đáp ứng hết các đơn hàng cá tra, cá basa
• Kiểm tra toàn bộ 3 nhóm hàng thủy sản vào Mỹ và Canada.
• Khai thác hải sản vượt 7% kế hoạch năm
• Giải pháp nào để phục hồi đàn cá ba sa của tỉnh An Giang
• Mùa nước kiệt và một số bệnh có liên quan trên Tôm - Cá nuôi
• Bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi
• An Giang có 63 cơ sở nuôi cá Sấu nước ngọt, với tổng đàn 22.201 con
• Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb