Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Hiện nay đa số người nuôi (nhất là người nuôi cá bè) coi kháng sinh là
“chất phụ gia” không thể thiếu trong thức ăn cho cá, bất kể cá có bệnh hay
không, điều này làm các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển, thịt
cá còn dư lượng kháng sinh và hệ tiêu hoá của cá bị rối loạn, làm cho cá nuôi
không sức đề kháng và bị hao hụt nhiều nếu gặp những điều kiện bất lợi của môi
trường.
Cá là loài động vật máu lạnh nên khi nhiệt độ, độ mặn khác nhau
có thể làm hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, tốc độ nước lưu thông cũng ảnh hưởng
mạnh đến môi trường xung quanh vì vậy có thể làm vi khuẩn dể thâm nhập vào ruột
cá qua thức ăn và nước.
Năm 2003, Trung tâm Khuyến nông đã có triển khai thực hiện mô
hình nuôi cá tra trong ao có sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi.
Ở mô hình này người nuôi sẽ hạn chế sự phát triển của tảo bằng
cách thay nước và sau đó dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy tảo chết làm sạch nền
đáy ao. Ở An Giang do đặc điểm địa hình khó thay nước nên mô hình này phù hợp
cho nuôi cá tra ao của tỉnh, giúp cải thiện được chất lượng thịt của cá ao hầm
nhằm đáp ứng cho xuất khẩu. Chúng tôi xin giới thiệu kết quả thực hiện mô hình
nuôi trên.
Bằng chế phẩm sinh học, vôi bột để quản lý môi trường nuôi tốt,
bổ sung men tiêu hóa giai đoạn đầu, sử dụng vitamin C vào những lúc giao mùa
giúp tăng sức đề kháng của cá đồng thời hạn chế việc sử dụng kháng sinh để phòng
trị bệnh cá.
Vật liệu và phương pháp:
Ao có diện tích 1000m2 , thả cá giống cỡ 5 7cm/con
Thức ăn, sử dụng thức ăn tự chế gồm: tấm, cám, cá tạp, rau
muống. Sử dụng chế phẩm sinh học: Biotab, men 902. Bổ sung vào thức ăn: Vitamin
C, men tiêu hóa
Phương pháp:
Cải tạo ao trước khi thả cá, trong quá trình nuôi có thay nước
định kỳ và xử lý chế phẩm vi sinh (Biotab), bổ sung vitamin C, men tiêu hóa.
Có bổ sung rau xanh cho cá như trong giai đoạn cá còn nhỏ
Mật độ thả nuôi: 10 con/m2
Trong 3 tháng đầu thả nuôi ít thay nước (1 tháng/lần), cá ăn
mạnh, phát triển nhanh, cá không bị hao hụt ngay từ lúc thả. Mỗi lần thay nước
xử lý vôi bột và Biotab.
Giai đoạn 5 tháng sau cách 10 ngày xử lý chế phẩm vi sinh 1
lần, đồng thời xử lý thêm men 902; càng về giai đoạn cuối do cá càng lớn, lượng
phân thải ra nhiều dễ làm dơ môi trường nước nên thời gian xử lý chế phẩm vi
sinh ngắn lại, cách 1 tuần xử lý CPVS 1 lần, có thay nước
Trong khẩu phần thức ăn phối chế theo tập quán của người dân
nên khống chế tỉ lệ rau xanh còn 2,5% vì nếu lượng rau xanh nhiều kết hợp nước
ao xanh sẽ làm mỡ và thịt cá bị vàng.
Trong thức ăn bổ sung men tiêu hóa và vitamin C : 3 tháng đầu
bổ sung men tiêu hóa, trước lúc giao mùa bổ sung vitamin C. Đến giai đoạn cá lớn
(500 600gram) cách 20 ngày bổ sung vitamin C và men tiêu hóa 5 ngày. Trong giai
đoạn nuôi đến khi thu hoạch cá ăn mạnh, lớn nhanh, hao hụt ít.
Sau 4 tháng, cá đạt trọng lượng bình quân 600-700g/con, đến 8
tháng nuôi trọng lượng bình quân 1,1 kg/con. Chất lượng thịt và mỡ cá trắng.
Số lượng cá thả: 10.000 con, sản lượng: 10.766kg, tổng chi phí:
73.500.000đ, doanh thu: 87.000.000đ, thực lãi: 13.500.000đ, Giá thành:
6.800đ/kg. Hệ số thức ăn: 2,4
Trong suốt vụ nuôi cá không sử dụng kháng sinh, ngay cả thời
điểm đợt cá của các ngư dân trong tỉnh bị bệnh thì cá nuôi của mô hình không bị
nhiễm bệnh. Mô hình này bước đầu đạt kết quả tốt. Cho đến nay phương pháp sử
dụng chế phẩm vi sinh đã được các hộ nuôi cá ao áp dụng rộng trong tỉnh.
Ngoài ra chế phẩm sinh học còn được Trung tâm Khuyến nông áp
dụng cho mô hình ương cá tra từ giai đoạn bột lên cá giống (75- 80 con/kg),
trong suốt quá trình ương hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh
cho cá. Định kỳ chỉ xử lý vôi bột và muối hột, đồng thời cho sử dụng loại
Probiotic xử lý môi trường nước và trong thức ăn có bổ sung men vi sinh cho cá,
trong 1,5 tháng đầu không thay nước chỉ châm thêm nước vào ao. Rõ ràng, với cách
này thấy cá ương ít bị hao hụt trong quá trình ương cá.
Chúng ta biết trong phôi của các vật nuôi trên cạn phải trải
qua thời kỳ phát triển màng ối, trong khi ấu trùng của đa số vật nuôi dưới nước
ở giai đoạn phát triển cá thể ban đầu lại nở trong môi trường nuôi. Những ấu
trùng này dể tiếp xúc với hệ vi sinh vật ruột - dạ dày có liên quan đến hệ tiêu
hoá do chúng bắt đầu ăn, mặc dù hệ thống tiêu hoá chưa phát triển hoàn hảo và hệ
thống miễn dịch cũng chưa hoàn thiện. Do đó nên sử dụng probiotic trong giai
đoạn này sẽ cho quả cao.
Theo Nông
nghiệp An Giang
|