Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Tác hại của MALACHITE GREEN

Malachite Green (còn gọi là Xanh Malachite) là một hóa chất thường ở dạng bột mịn, có màu xanh, hay dùng để nhuộm các nguyên vật liệu như da, sợi và giấy trong ngành công nghiệp.

Trong lĩnh vực thủy sản, trước đây Malachite Green được sử dụng để xử lý nước, phòng trị các bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng quả dưa … trong các mô hình nuôi trồng thủy sản. Vì là một hóa chất có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cá và lại rẻ tiền nên Malachite Green được các hộ nuôi thủy sản sử dụng nhiều dẫn đến việc hóa chất này đã bị phát hiện còn tồn lưu bên trong cơ thể của một số loài thủy sản.

Một nghiên cứu về độc tính của Malachite Green và Leucomalachite Green được tiến hành trong thời gian 2 năm của Trung tâm Nghiên cứu Độc tố Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy có biểu hiện gây ung thư của Leucomalachite Green trên chuột nhắt cái. Ngoài ra, Leucomalachite Green còn là chất gây đột biến trong cơ thể của các loài động vật.

Theo Thạc sĩ Từ Thanh Dung- Khoa Thủy sản -Trường Đại học Cần Thơ, thì Malachite Green là một hóa chất có thể gây bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên đã bị cấm sử dụng và được kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng có trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.

Trước những tác hại có thể gây ra đối với sức khỏe con người và nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu khắc khe của thị trường xuất khẩu thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang đã có thông báo số 12/TB.NN ngày 04/01/2005 về việc ngừng sản xuất, tiêu thụ và sử dụng Xanh Malachite trong nuôi trồng thủy sản và đề nghị tất cả các hộ nuôi thủy sản không được sử dụng xanh Malachite để phòng và trị bệnh cho thủy sản.

Tại Hội nghị “ Bàn biện pháp ngăn chặn dư lượng hoá chất và kháng sinh có hại trong thủy sản” diễn ra vào ngày 31/01/2005 do Bộ Thủy sản và UBND tỉnh An Giang phối hợp tổ chức tại hội trường Tỉnh ủy An Giang đã có sự cảnh báo là : Từ tháng 9/2004 đến tháng 12/2004, EU (thị trường chung Châu Âu) đã phát hiện 11 lô hàng thủy sản xuất khẩu bị nhiễm Malachite Green và chất chuyển hóa Leucomalachite Green , Canada cũng đã phát hiện 17 lô hàng thủy sản bị nhiễm 2 chất trên. Các mặt hành thủy sản xuất khẩu bị nhiễm tập trung vào các sản phẩm cá tra, cá basa, cá rô phi và cá trê. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có lô hành bị phát hiện nhiễm Malachite Green và Leucomalachite Green sẽ bị EU yêu cầu tạm đình chỉ nhập khẩu.

Để giải quyết tạm thời vấn đề cần phải có những chất khác thay thế Malachite Green trong công tác phòng trị bệnh trên các loài thủy sản, trong tài liệu gởi cho các đại biểu tham dự Hội nghị “Bàn biện pháp ngăn chặn dư lượng hóa chất và kháng sinh có hại trong thủy sản” tại An Giang đã đề cập đến một chất có tác dụng diệt ký sinh trùng trên cá thay thế Malachite Green là BRONOPOL. Đây là chất được EU cho phép sử dụng trị bệnh cho cá từ năm 2001 và không qui định giới hạn về dư lượng. Theo đánh giá của cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì Bronopol không là chất gây ung thư, có thể làm chất tẩy trùng, diệt khuẩn.

Chất Bronopol có công thức hóa học : C3H6BrNO4. Tên hóa học của chất này là : 2-Bromo-2-Nitropropane-1,3-Diol. Bronopol được cung ứng ra thị trường với các tên thương mại như : Pyceze, Onyxide 500…

Nhằm mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản ổn định trong thời gian tới, thiết nghĩ các hộ nuôi thủy sản cần tuân thủ nghiêm các qui định của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn trong việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản để đảm bảo uy tín, chất lượng và giữ vững thương hiệu, đồng thời tránh các thiệt hại lớn về kinh tế do bị phát hiện có dư lượng các hóa chất và kháng sinh có hại trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu.

Theo Trang Trường Nhẫn, Trạm Khuyến nông Tân Châu


° Các tin khác
• Cá heo sông xuất hiện ở An Giang
• Nuôi cá da trơn đuôi vàng trong lồng nổi
• Nuôi thử nghiệm cá hồi vân ONCHORHYNCHUS MYKISS tại Sapa
• Thủy sản VN cam kết tuân thủ tiêu chuẩn ATVS thực phẩm châu Âu
• Mùa lũ theo chân dân mò hến
• Cà Mau: sản lượng nuôi thủy sản đạt 100.500 tấn
• Dấu vết buồn của tôm trên cát: Những vết bằm trên dải cát miền Trung
• Chợ thủy sản Cần Giờ mở cửa trở lại
• Chỉ thông quan thủy sản có chứng nhận an toàn
• Thà nhịn miệng còn hơn mắc cúm
• Đồng Tháp đóng cửa các vườn chim
• Kết quả nuôi thử nghiệm Cừu tại Gia Lai
• Indonesia: phát động toàn quốc chống cúm gia cầm
• Cần phân biệt rõ giữa cúm thường và cúm H5N1
• Thái Lan: sẽ loại bỏ cúm gia cầm trong vòng ba năm
• Dự kiến Hỗ trợ các hộ giết mổ gia cầm TP.HCM: Không quá 2 triệu đồng/tháng
• Indonesia: lợn nhiễm virus cúm gia cầm
• Nông dân lao đao với cúm
• H5N1 ở Việt Nam đã có nhiều đột biến nguy hiểm
• Có được ăn thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm sạch?
• Dịch đang diễn biến trái quy luật
• Diễn biến cúm gia cầm tại Việt Nam
• Cúm gia cầm lây lan ở nhiều châu lục
• Thiệt hại kinh tế của đại dịch cúm
• Hải Dương công bố dịch tại 5 xã
• Áp dụng SQF trong sản xuất - nuôi trồng Thủy sản: Nâng cao cạnh tranh sản phẩm
• TP.HCM: Tiêu hủy trên 83 ngàn gia cầm
• TP.HCM: Đồng loạt kiểm tra phòng chống dịch
• Thủ tướng: Huy động cả hệ thống chính trị để dập dịch
• Nhiều địa phương tìm cách “cứu” người chăn nuôi

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb