Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Thà nhịn miệng còn hơn mắc cúm

Phương châm này được rất nhiều người dân áp dụng trong mùa dịch cúm. Theo khảo sát của VnExpress, có đến 78,6% trong tổng số 4.320 phiếu tham gia trắc nghiệm trực tuyến cương quyết nói không với thịt gia cầm. Chỉ 9,7% số người được hỏi cho biết vẫn ăn và một tỷ lệ tương tự nói thỉnh thoảng.

Sự tẩy chay gia cầm đã xuất hiện từ 2 tuần nay ở Hà Nội khi thành phố kiên quyết tiêu diệt gia cầm sống trong nội thành, nội thị, khu đông dân cư và khu công nghiệp. Hơn 130 chợ ở 7 quận phần lớn đã sạch bóng gia cầm, kể cả loại đã được chế biến sẵn. Nếu muốn, thực khách chỉ còn đến các xã ngoại thành, nơi gia cầm được phép nuôi nhốt có đăng ký.

Tuy nhiên, số người mạo hiểm như thế không nhiều. Khi được hỏi có dám ăn gia cầm sạch, đã qua kiểm dịch của thú y, Nguyễn Hòa, nhân viên một công ty máy tính ở Hà Nội, thẳng thắn: "Không tin được mấy ông kiểm dịch đâu. Họ chỉ nhìn bằng mắt thường thì làm sao biết gà có bệnh hay không. Trong khi đó gà, vịt nhiễm virus vẫn sống khoẻ mạnh bình thường". Đây cũng là lý giải của đa số người dân khi từ chối ăn thịt gia cầm, dù rất thèm.

Trao đổi với VnExpress, bà Lê Thị Thịnh, Trạm trưởng thú y quận Long Biên, Hà Nội, thừa nhận việc kiểm dịch chủ yếu bằng mắt, như bác sĩ khám lâm sàng cho bệnh nhân. Gia cầm mắc cúm sẽ có các biểu hiện đặc trưng như: mào cờ, mào tích, da chân bị xuất huyết. Mỏ chảy nước dãi, con vật khó thở. Việc lấy mẫu đi xét nghiệm rất hiếm, chỉ khi đàn gà, vịt của hộ chăn nuôi có con nào đó bị chết.

 "Đối với gia cầm mang virus song vẫn sống khỏe mạnh thì đúng là không phát hiện được. Nếu muốn ăn, chỉ có cách mua của người quen và phải luộc thật chín, ít nhất 20 phút", chị Thịnh nói. Nhà chị Thịnh ở Gia Lâm, nơi được phép nuôi gia cầm, lại làm công tác kiểm dịch, nên chị khá tự tin về khả năng nhận biết bệnh của mình. Vì thế, chị vẫn không từ bỏ món khoái khẩu là thịt gà chấm lá chanh.

Thực sự, số người đánh liều ăn thịt gà như chị Thịnh không nhiều. Ngay cả Cục trưởng Thú y Bùi Quang Anh, người luôn cho rằng phải bảo vệ đàn gia cầm, nhưng khi đề cập đến chuyện có ăn hay không, lại tỏ ra lúng túng: "Ngay cả tôi cũng không biết khuyên gia đình thế nào bởi y tế nói có người ăn trứng luộc, lẩu gà (tức là đã qua nấu chín) vậy mà vẫn nhiễm virus H5N1".

Làm gì để phòng bệnh viêm phổi do virus?

- Khống chế dịch cúm gà bằng cách: Phát hiện sớm và thông báo cho cán bộ thú y khi gia cầm bị bệnh để xử lý ổ dịch đúng quy cách.

- Hạn chế tiếp xúc với gia cầm, chất thải, chuồng trại gia cầm bị dịch bệnh và với người bệnh.

- Nếu tiếp xúc cần đeo khẩu trang, kính, mũ găng tay, ủng, áo choàng. Sau khi tiếp xúc với gia cầm và phân gia cầm bị bệnh cần: rửa tay bằng xà phòng hoặc dùng các hoá chất khử trùng; giặt, rửa dụng cụ bảo hộ bằng xà phòng và phơi ra nắng; theo dõi nhiệt độ cơ thể trong 7 ngày, nếu sốt cần đến ngay cơ sở y tế.

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày. Không sử dụng thịt, trứng của gia cầm bệnh.

- Tăng cường sức khoẻ bằng cách thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

- Khi có các biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Sự hoang mang của người tiêu dùng là có cơ sở bởi đã bước sang năm thứ ba, kể từ khi Việt Nam xuất hiện cúm H5N1 ở cả gia cầm và người, nhưng các nhà khoa học của cả Việt Nam và thế giới vẫn chưa tìm ra cơ chế lây truyền bệnh từ gia cầm sang người. "Chẳng biết lây qua hô hấp, tiêu hoá hay tiếp xúc qua da. Nếu nói là qua đường hô hấp như bệnh cúm thông thường thì làm sao lý giải bệnh nhân ở Hà Nội ăn lẩu gà đã nấu chín mà cũng bị cúm? Nếu nói là lây do sự tiếp xúc trực tiếp thì những người vốn buôn bán và làm thịt gia cầm ở chợ Long Biên lại cười thầm vì 2 vụ dịch vừa qua, chưa thấy ai bị phát bệnh", anh Hùng, Bệnh viện Nhi trung ương thắc mắc.

Trước đó, các nhà khoa học thế giới còn đưa ra giả thuyết virus cúm lây qua con vật trung gian là lợn. Chính sự mù mờ trong cơ chế lây truyền dẫn đến sự không nhất quán trong việc khuyến cáo người dân. Từ góc độ bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng người dân không nên ăn thịt gia cầm trong thời điểm đang có dịch bởi rủi ro rất là rất cao. Tuy nhiên, đứng trên góc độ người làm công tác thú y, bảo vệ đàn gia cầm sạch, Viện trưởng Thú y Trương Văn Dung lại bảo vẫn có thể ăn gia cầm sạch, đã qua kiểm dịch và phải ăn chín uống sôi.

Trong một cuộc họp mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, câu hỏi này cũng được Bộ trưởng Cao Đức Phát đặt ra. Ông yêu cầu các nhà khoa học phải trả lời. Nhưng trước những câu trả lời như trên và thực tế kiểm dịch chỉ bằng cảm quan thì người tiêu dùng vẫn rất mù mờ. Vì thế, một bộ phận người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, vẫn phớt lờ với cúm gà. Một bộ phận khác thì đành nhịn miệng, cho dù giải pháp này khiến ngành chăn nuôi gia cầm đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo Như Trang (Vietnam Website)

 


° Các tin khác
• Đồng Tháp đóng cửa các vườn chim
• Kết quả nuôi thử nghiệm Cừu tại Gia Lai
• Indonesia: phát động toàn quốc chống cúm gia cầm
• Cần phân biệt rõ giữa cúm thường và cúm H5N1
• Thái Lan: sẽ loại bỏ cúm gia cầm trong vòng ba năm
• Dự kiến Hỗ trợ các hộ giết mổ gia cầm TP.HCM: Không quá 2 triệu đồng/tháng
• Indonesia: lợn nhiễm virus cúm gia cầm
• Nông dân lao đao với cúm
• H5N1 ở Việt Nam đã có nhiều đột biến nguy hiểm
• Có được ăn thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm sạch?
• Dịch đang diễn biến trái quy luật
• Diễn biến cúm gia cầm tại Việt Nam
• Cúm gia cầm lây lan ở nhiều châu lục
• Thiệt hại kinh tế của đại dịch cúm
• Hải Dương công bố dịch tại 5 xã
• Áp dụng SQF trong sản xuất - nuôi trồng Thủy sản: Nâng cao cạnh tranh sản phẩm
• TP.HCM: Tiêu hủy trên 83 ngàn gia cầm
• TP.HCM: Đồng loạt kiểm tra phòng chống dịch
• Thủ tướng: Huy động cả hệ thống chính trị để dập dịch
• Nhiều địa phương tìm cách “cứu” người chăn nuôi
• Muôn mánh giấu hàng của dân buôn gia cầm ở TP. HCM
• Đã tiêu hủy trên nửa triệu con gia cầm
• Cúm gia cầm 24h qua: Vẫn có nơi chủ quan
• Cúm gia cầm 24 giờ qua: 9 tỉnh thành đã "đỏ"!
• Các bao phân gà “biến mất” tại lòng hồ Trị An?!
• Gà Bắt Đầu Chết Hàng Loạt ở Bà Rịa-Vũng Tàu
• Cải thiện năng suất sinh sản heo nái
• Nuôi cá ghép vịt trong ao hồ
• Đà Nẵng: Nuôi thử nghiệm nhím sinh sản
• Nuôi gà H’Mông

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb