Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nuôi Bồ Câu

Thoát nghèo nhờ chim câu

Chỉ có 3 công ruộng, nhưng tới 13 nhân khẩu, cuộc sống của gia đình chú Ba Râu không mấy gì sung túc nếu không nói là hết sức khó khăn.

Vốn là nhà giáo nên chú hết sức đắn đo khi tim kế sinh nhai để “nghèo cho sạch, rách cho thơm". Lúc thì bán meo, khi mua nấm đóng thùng chuyển từ TT huyện Vị Thuỷ (Cần Thơ) lên TP.HCM. Nhưng tuổi 67 khiến chú không còn đủ sức để đi lại trên đoạn đường hàng trăm cây số. Thế rồi vận may đã đến, một người bạn hướng dẫn chú nuôi chim bồ câu siêu thịt, mỗi con nặng từ 1,2 kg trở lên. Loại bồ câu này ít bệnh, dễ nuôi.

Lúc đầu, chú nuôi thử 20 con (vốn 300.000 đồng), sau 6 tháng nuôi chú bán được 10 triệu đồng. Trừ chi phí, chú thu lãi 5.000.000 đồng, chưa kể 20 con bồ câu bố mẹ. Năm 2002, chú mở rộng chuồng trại thêm 150m2, nuôi 70 con bồ câu bố mẹ. Chia thành 2 khu vực: Khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp, trong đó dành 50m2 làm ổ cho bồ cáu đẻ, ấp. Theo kinh nghiệm của chú, muốn bồ câu mau lớn, khoẻ mạnh phải cho chúng ăn bắp, đậu xanh hột. Lúc bình thường cho chúng ăn lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của vịt để bồ câu chóng lớn và mắn đẻ.

Bồ câu ngoại nhập siêu thịt đẻ trung bình mỗi đợt 2 trứng, sau 3 ngày rồi ấp khoảng 18 ngày sau mới nở; 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Hiện nay, mỗi ngày chú bán ra từ 10-15 cặp cho khách từ các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, TPHCM đặt hàng với giá bồ câu 30 ngày tuổi là 250.000đ/cặp (2 con); bồ câu bố mẹ: 400.000đ/cặp. Chú cho biết, thực sự mà nói, không đủ bồ câu để bán cho khách nữa.

Điều đáng nói ở đây là từ tiền bán bồ câu, chú sang được 5 công ruộng. Điều đó chứng minh rằng nếu ở nông thôn, người nghèo học cách làm của chú Ba Râu ở ấp 4, xã Vị Thuỷ (huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ) thì sẽ có cơ hội thoát nghèo.

Nghề nuôi chim bồ câu

Trước kia chim bồ câu được nuôi lác đác trong các hộ gia đình và hầu như chỉ là nuôi "văn nghệ" cho vui cửa vui nhà... Thế nhưng thời gian gần đây ở một số địa phương đã bắt đầu nổi lên nghề nuôi chim bồ câu với quy mô lớn và đang có rất nhiều triển vọng. Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Lắm ở ấp Thọ Lâm 3, xã Phú Xuân, huyện Tân Phú (Đồng Nai), là một trong những hộ khá thành công với nghề nuôi chim bồ câu..."siêu thịt". Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình chuồng nuôi chim câu sau nhà, anh Lắm vui vẻ cho biết: Gia đình tôi nuôi chim bồ câu đã lâu rồi nhưng trước kia chỉ là nuôi "văn nghệ" vài ba cặp cho vui chứ không nuôi nhiều như bây giờ.

Nhưng vào thời điểm năm 2000, khi tình cờ anh gặp lại người bạn ở Lái Thiêu trên thành phố tặng anh mấy cặp bồ câu giống "siêu thịt Hà Lan" đưa về nuôi thử và chỉ sau ba tháng anh đã có được 10 cặp chim mới. Thấy giống bồ câu này sinh sản tốt, lại nhanh lớn, anh Lắm đã quyết định tự nhân giống lên và chuyển sang nuôi bồ câu với quy mô lớn.

Chúng tôi hỏi về kỹ thuật nuôi chim câu, anh Lắm bộc bạch: Mới đầu anh cũng chỉ tự nuôi theo kinh nghiệm riêng của mình nhưng đến khi quyết định đầu tư và chuyển sang "nghề" nuôi chim, anh đã phải tự đi tìm mua sách về tham khảo thêm. Dần dần anh đã có được nhiều kinh nghiệm kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim câu, từ đó anh đã tìm mua thêm giống chim của Pháp-Hà Lan về nuôi. Đến nay, trại bồ câu nhà anh đã có khoảng gần 200 cặp chim đẻ đang cho thu nhập. Cứ khoảng 40 ngày, mỗi cặp bồ câu giống lại cho một cặp bồ câu ra ràng và bán được với giá từ 40.000 - 60.000 đồng/cặp. Tính ra mỗi lứa chim 40 ngày đã cho gia đình anh thu nhập khoảng 6 triệu đồng/lứa, nếu trừ hết chi phí thức ăn thì mỗi tháng cũng còn lãi được 4 triệu đồng.

Với kinh nghiệm nuôi của mình, anh Lắm đã cho biết, nếu theo đúng Kỹ thuật trong sách pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ gồm: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa đem trộn đều với nhau. Nhưng để giảm được chi phí thức ăn, anh chỉ cho chim ăn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh.

Theo anh Lắm, loại chim này ít bị bệnh dịch nên rất dễ nuôi, chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và phải giữ chế độ ăn uống của chim đều 3 cữ/ngày. Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và hơn nữa sẽ giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt. Điều quan trọng nhất là hãy luôn tạo cho chim có được môi trường tự nhiên thì chim sẽ mau lớn.

Qua thực tế nuôi anh thấy, nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% - 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn. Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch. Do chim câu rất ưa sống trong điều kiện chuồng trại đẹp thoáng mát, yên tĩnh nhẹ nhàng, cho nên trong khu vực chuồng cần có chỗ cho chim tắm và mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim. Đồi với chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và cấm xua đuổi, đặc biệt chim câu kỵ nhất là gặp chuột, mèo hay rắn...bởi vì rất dễ gây hoảng loạn cho chim và có thể sẽ làm chim không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.

Từ chỗ chỉ là nuôi "văn nghệ" nhưng đến nay mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Lê Văn Lắm đã trở thành một "nghề chính", giúp cho gia đình anh có được nguồn thu nhập cao. Giờ đây, với kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi chim bồ câu của mình, anh Lắm đã tạo được uy tín không chỉ trong vùng mà từ khắp các nơi mọi người đều biết anh như một "ông chùm" chim câu. Liên tục trong những ngày qua rất nhiều người tìm đến đặt mua giống chim câu với số lượng nhiều và học hỏi kinh nghiệm nuôi chim của anh. Hơn thế nữa, hiện anh Lắm đang chuẩn bị mở rộng quy mô chuồng trại nuôi để kịp thời cung cấp đủ lượng chim thịt cho các cơ sở làm cháo dinh dưỡng trẻ em và các nhà hàng khắp nơi đang nô nức tìm đến đặt hàng.

Để nuôi bồ câu hiệu quả

Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế rất ít người nuôi và ít ai nghĩ đây là vật nuôi mang hiệu quả kinh tế cao, có lãi lớn như anh Nguyễn Văn Ơi ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Đến thăm nhà, anh vui vẻ cho biết: So với nuôi lợn, gà, vịt thì nuôi chim bồ câu có lãi cao nhất. Nhưng đòi hỏi phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm. Theo anh có 4 bí quyết để nuôi thành công đó là:

1. Tập làm quen với kẻ thù: Chim bồ câu sợ nhất là mèo và rắn, nên tập cho chim làm quen với chúng bằng cách: Cứ mỗi lần cho chim ăn anh kèm theo con mèo bên cạnh. Lần đầu cho chim thấy mèo, lần sau bắt 2 con lên tay, lần nữa thả mèo cùng ăn với chim. Dần dần 2 con gần gũi nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Bằng cách đó anh dùng con rắn nhựa làm quen với chim, cho rắn vào chuồng chim. Cứ như thế đàn chim của anh coi mèo, rắn là bạn bè vì thế mà không bỏ đi nơi khác.

2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Theo anh để giữ chúng cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt.

3. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.

4. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.

Ngoài ra vấn đề thức ăn cho chim bồ câu rất đơn giản, gồm có: Bắp hạt, thóc, đậu các loại và cám tổng hợp khi chim chuẩn bị vào kỳ đẻ trứng. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.

Về khả năng sinh sản, theo anh Ơi muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu. Đến nay đàn bồ câu gia đình anh Ơi lên tới 500 con. Với giá cả hiện nay 15.000 - 20.000 đồng/cặp, quả là một con số không nhỏ chút nào.

Từ 10 đôi chim bồ câu...

Ông Hoàng Văn Phú ở thôn Bốn xã Hoàng Xá, một xã miền núi công giáo toàn tòng của huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) có đến 10 người con, các con đều đã trưởng thành. Ông bà vẫn ở ngôi nhà cũ lợp lá, với vài ba sào ruộng khoán, ông đan lát kiếm thêm, bà chợ búa, bán lặt vặt đời sống cũng tàm tạm. Năm 1996 ông bàn với bà nuôi thêm con gì đấy... Bắt đầu ông nuôi chim bồ câu. Ông mua được 10 đôi, dành hẳn gian buồng trước đây bà vẫn nằm mở cửa trước treo hệ thống chuồng.

Chỉ sau một năm đàn chim phát triển lên gần một trăm đôi. Chuồng treo chồng lên nhau, chật 4 bức tường trong buồng, ngoài hiên vẫn không đủ chỗ cho bọn chúng. Ông phải dành thêm gian bếp nữa mới đủ. Từ đó đến nay đã 6 năm, đàn chim ổn định không dịch bệnh, thất thoát. Mỗi tháng cho 50 đôi khoảng 100 con, mỗi con bán 10 ngàn đồng.

Cũng trong gian buồng này ở dưới đất ông nuôi thỏ và chuột bạch. Ông mua 10 ngàn một con thỏ con, nuôi 3 tháng, mỗi con nặng 2,5 kg bán 50 ngàn đồng/con. Mỗi lứa nuôi 10 con. Năm dăm lứa cũng lãi được vài triệu. Còn chuột bạch ông nuôi để đến tháng 4 hàng năm bán cho các trường (đã đăng ký) làm giải phẫu.

Ông còn có một số chuồng nuôi chăn mắt võng. Mỗi năm ông chỉ nuôi khoảng chục con, vừa với khả năng kiếm thức ăn của ông cho bọn chúng. Chúng ăn chuột, ông đánh chuột ở các cánh đồng trước nhà, chuột bị giữ lại không chết, đem về ông thả nuôi ngay trong các chuồng nuôi trăn. Được ăn đủ, chuột phát triển nhanh béo. Lúc nào đói trăn bắt ăn tự do, chán thì thôi, nên trăn cũng tăng trọng khá. Trăn giống ông mua từ dăm lạng đến 1 cân. Nuôi 1 năm mỗi con được trên dưới 1 yến. Giá tại chỗ 60 ngàn một cân, mỗi con ông cũng lãi dăm trăm ngàn.

Mấy năm gần đây, trừ mọi chi phí, ông bà thu lãi không dưới 20 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi chim bồ câu

Chim bồ câu là loại chim cảnh đẹp lại dễ nuôi và có giá trị dinh dưỡng cao. Nuôi chim theo mô hình nhỏ thuộc hộ gia đình được chị Ngô Thị Bản ở tổ 8B – khu 11, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng áp dụng có hiệu quả.

Nuôi chim bồ câu không yêu cầu nhiều về tiền vốn, chỉ cần khoảng 400.000-500.000 đồng để mua giống chim con và chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh cho chim. Bên cạnh đó, chăm sóc chim tuy không mấy vất vả nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và cả lòng yêu chim. Sau 2-3 tháng chim trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ, ấp trứng, nuôi con, khi chim con biết ăn, đủ lông mao và cất cánh bay được là có thể xuất chuồng với giá 20.000-25.000 đồng/cặp.

Chị Bản cho biết: Thoạt đầu chị chỉ nuôi vài cặp chim cho vui làm cảnh. Nhưng sau một thời gian, thấy chim khỏe, sinh sản tốt, giá cao nên mua thêm giống nuôi đại trà. Từ khi nuôi chim chị có thêm thu nhập để chi phí cho gia đình và tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn từ thịt chim.

Nuôi chim bồ câu có lẽ không mấy xa lạ nhưng nuôi chim với mô hình nhỏ chính là bước đi mới đang được nhân rộng trong nhiều hộ gia đình của huyện.

Nuôi chim bồ câu

Anh Phạm Ngọc Xuân, sinh năm 1955 ở số nhà 561/5C, khu phố 2, phường An Phú Đông - quận 12 - TP.HCM, được xem như là gương mặt điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Anh đã từng là một công nhân nghỉ giảm biên chế. Cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Vợ đi mua từng bó rau đem bán để kiếm sống qua ngày. Nhờ đức tính chịu khó, cần cù, tích cóp được số vốn nho nhỏ, anh trồng mía, hoa lài, nuôi gà, heo nhưng do heo liên tục rớt giá, mặt khác nuôi heo lại ô nhiễm môi trường. Nhất là khi đất quận 12 đang trong quá trình đô thị hóa, điều kiện về vệ sinh môi trường ngày càng gắt gao. Điều đó đã thôi thúc anh chuyển sang nuôi chim bồ câu bán giống và bán thịt, trồng mai ghép.

Năm 1999, tình cờ anh qua nhà ông Ba Đặng chơi, thấy ông nuôi chim bồ câu xem ra cũng hiệu quả. Anh liền mua 60 cặp về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu nuôi cũng hơi bỡ ngỡ sau quen dần, thấy dễ nuôi, đặc biệt chim sinh sản rất nhanh. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, tỷ lệ đẻ cao, nở tốt. Dần dần trại chim lên tới 1.500 cặp. Qua tâm sự anh cho biết, cũng nhờ Hội Nông dân quận thường xuyên mở các lớp tập huấn, đi tham quan các mô hình làm kinh tế, bản thân chịu khó học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, nên theo anh thực ra nuôi chim bồ câu rất đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.

Về con giống, anh nuôi giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật. Thức ăn: Rất đơn giản chỉ cần dùng cám gà thịt và cám gà đẻ trộn lại cho ăn ngày 2 lần, sáng, chiều. Có một máng nước đổ đầy uống cả ngày. Chuồng trại: Có mái cao ráo, thoáng mát, lồng làm bằng dây kẽm (dây thép) 2ml, rộng 45 cm, cao 50 cm, hàn thành hình ô vuông, làm 4 tầng, dài tùy theo khổ đất. Mỗi chuồng nuôi 2 cặp. Chim bồ câu đẻ trứng, ấp 15-17 ngày trứng nở.

Sau khi nở 10 ngày sau chim đẻ lại. Bí quyết thành công là kiểm tra nghiêm ngặt, nhất là phương pháp tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp (kỹ thuật dồn trứng, dồn con). Chim từ khi nở nuôi 15-20 ngày là bán được. Hiện nay, giá chim thịt ( ra ràng) bán được 20.000 đ/con, chim giống 30.000 đ/con, chim bố mẹ 150.000 đ/cặp. Số chim thịt chỉ đủ cung cấp cho hai nhà hàng. Thức ăn rơi vãi, anh tận dụng nuôi hàng trăm con gà Lương Phượng, đặc biệt phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái. Nếu dư, anh bán với giá 10.000 đ/bao.

Với tổng diện tích 1,2 ha. Ngoài việc nuôi chim hiệu quả, anh còn trồng hàng ngàn chậu hoa mai ghép, cây kiểng, cây ăn trái. Mô hình làm kinh tế này được đông đảo nông dân trong và ngoài quận đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Anh rất sẵn sàng trao đổi, chỉ những bí quyết để mọi người cùng làm.

Một năm trừ chi phí, anh thu trên 300.000.000đ, 4 năm liền đạt danh hiệu nông dân SX kinh doanh giỏi cấp thành phố.

Theo NNVN


° Các tin khác
• Nuôi ếch đồng
• Cánh đồng trên 50 triệu đồng/ha từ mô hình tôm-màu-lúa
• Để kinh tế lâm – ngư ở Cà Mau phát triển bền vững: Tách tôm khỏi rừng?
• Nuôi bò gầy cơ nghiệp
• Chuyện chưa biết về những người thầy
• Trang trại nuôi bò sữa lớn nhất huyện Ba Vì - Hà Tây
• Nuôi hươu, nai - nghề mới trên vùng Bảy Núi
• Nuôi heo đang phất
• Nuôi đà điểu - đừng quá lạc quan !
• Ứng dụng HACCP trong nuôi trồng thủy sản
• Hiệu quả nuôi ếch ở Hà Tĩnh
• Phường Mỹ Thạnh: Nuôi thâm canh thủy sản đạt lợi nhuận trên 200 triệu/ ha/ năm
• Gia Lai: Phát triển mạnh đàn bò lai kinh tế
• Phát hiện thêm 2 ổ dịch cúm gia cầm mới
• Nước mắt lăn theo xác gà
• TT-Huế: Gia cầm dồn từ phố về chợ quê
• Gà cúm, trứng cũng lao đao
• Cúm gia cầm lại bùng phát tại Trung Quốc
• Long An: Xoá “điểm nóng” gia cầm lậu vào TP.HCM
• Vẫn còn nhiều hộ dân lén lút buôn bán gia cầm
• Hà Nội phản đối thông tin là 1/17 ổ dịch
• Để tiêu hủy gia cầm, cần có chính sách thu mua hợp lý
• Dịch cúm gia cầm: Gia cầm chết hàng loạt tại tỉnh Hòa Bình
• Thêm 3 tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Hoà Bình phát dịch
• Sơn La, điểm đến thứ 14 của dịch cúm gia cầm
• Xem đá gà mùa cúm gà
• Cá basa VN xâm nhập hệ thống Mc Donald
• Qui trình ương và nuôi thương phẩm cá thác lác nâng cao hiệu quả cho người nuôi
• Việt Nam có thể là nước đầu tiên bùng nổ đại dịch cúm 
• Dấu vết buồn của con tôm trên cát: Vùng nuôi tôm: vắng, người nuôi tôm: đau

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb