Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Chân dung cuộc sống: Tỷ phú làng

Câu chuyện về anh “tỷ phú làng” Nguyễn Sinh Tài, thôn Ứng Hòa, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây nhận gần 160 mẫu đất trũng để trồng đậu tương vụ đông khiến nhiều người cho đó là chuyện không tưởng. Chưa hết, anh còn lập kỳ tích mới bằng hàng loạt cải tiến trên máy cày thông thường thành máy có phay tự động, phạt cỏ sát bờ và có khả năng bừa nhuyễn đất... Vào một ngày cuối tháng mười, chúng tôi tìm về nhà anh trong tiết trời se lạnh, bên những cánh đồng đậu tương bạt ngàn, xanh mơn mởn.

Vua đậu tương

Chúng tôi gặp anh Tài vào lúc anh vừa đi làm đồng về. Người chưa ráo mồ hôi, anh vội sửa ngay chiếc máy cày. Mặc dù quanh năm gắn bó với ruộng đồng nhưng Nguyễn Sinh Tài có tác phong làm việc khá “công nghiệp”. Nhà tỷ phú của làng vừa làm, vừa vui vẻ: “Các bác nhà báo thông cảm! Hôm nay em chỉ có hai tiếng để tiếp chuyện các bác thôi. Chiều em còn bận sang xã bên hướng dẫn bà con cách chăm sóc đậu tương”. Căn nhà mái bằng khang trang của gia đình anh nằm ở rìa làng, nhưng lúc nào cũng tấp nập người đến nhờ sửa máy, hướng dẫn cách trồng đậu tương.

Tuổi thơ của Nguyễn Sinh Tài gắn bó với vùng quê chiêm trũng xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Tây. Mảnh đất này, từng được ví là nơi “chiêm khê, mùa thối”. Vốn tu chí làm ăn từ nhỏ, nhiều năm anh trăn trở: Tại sao hàng nghìn héc-ta đất đồng chiêm trũng chỉ trồng hai vụ lúa rồi bỏ hoang, trong khi nhân dân hết vụ cấy, cày chỉ biết “ngồi chơi, xơi nước”, quanh năm nghèo đói? Ý định trồng đậu tương vụ đông đã được anh ấp ủ từ lâu, song không dám nói ra vì lúc đó trong tay không có vốn, làng lại chưa ai làm. Một lần tình cờ, Nguyễn Sinh Tài thấy nói về một số hộ nông dân xã bên trồng 5-10 mẫu đậu, thu lãi hàng chục triệu đồng, anh phục lắm, quyết tâm làm thử. Thế là anh cơm nắm, cơm đùm lần mò sang tận nơi học hỏi, rồi tìm các tài liệu về cây đậu tương...

Vụ đông năm 2002, gia đình anh trồng thử 5 mẫu. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, nên vụ đó chỉ thu lãi hơn 3 triệu đồng. Đổi lại, anh rút ra được rất nhiều bài học bổ ích. Anh tâm sự: “Ngoài các yếu tố về giống, kỹ thuật chăm sóc, cây đậu tương rất cần độ ẩm và điều hòa nước. Nếu có hệ thống tiêu nước tốt thì hoàn toàn có thể trồng trên đất trũng. Thế là tôi đã nghĩ ra cách gieo vãi và dùng máy bừa đổ rạ”. Vụ đông năm 2003, anh mượn hơn 80 mẫu để trồng đậu. Nghe anh nói về cách trồng đậu tương trên thân ruộng lún đến nửa bàn chân khiến nhiều người dân Phúc Tiến cho đó là chuyện... “trứng khôn hơn vịt”. Thậm chí có người còn thốt lên “làm gì có chuyện “ngâm” đậu dưới bùn bao giờ”?. Đến khi tận mắt chứng kiến cánh đồng đậu tương mơn mởn, cuối vụ lãi hơn 100 triệu đồng thì mọi người mới tin và làm theo. '

Từ đó, phong trào đồng đậu tương ở Phú Xuyên phát triển rất mạnh. Vì thế chuyện mượn đất không còn dễ như trước nữa, anh phải nhờ các "mối quen" mới thuê được 25 mẫu. Đang bí đất thì có mấy cán bộ xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, sau nhiều lần chứng kiến mô hình trồng đậu, đã đề nghị ký hợp đồng làm ăn với Nguyễn Sinh Tài bằng cách: Địa phương cho mượn đất, bảo đảm khâu tưới tiêu, anh trồng, hướng dẫn cho bà con làm theo. Nhờ đó, năm 2004-2005, anh đã có 200 mẫu đất trồng đậu tương, lãi hơn 200 triệu đồng. Anh cho biết: "nếu trồng theo phương pháp truyền thống thì một gia đình làm cật lực chỉ được 2 sào/ngày. Còn phương pháp gieo vãi và bừa đổ rạ chỉ cần 4 người và một máy cày loại nhỏ cũng gieo được 10 mẫu/ngày.

Cách gieo đậu trên vùng đất trũng này đã tạo một bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây vụ đông của Hà Tây và nhiều tỉnh phía Bắc. Chỉ tính riêng diện tích cây vụ đông của huyện Phú Xuyên năm 2004-2005 là 8.154ha, thì đậu tương chiếm 7.154ha, toàn huyện đã có 191 hộ trồng từ 5ha trở lên. Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, anh Tài còn tận tình giúp nhiều gia đình thoát nghèo bằng cách cho vay vốn, giống không lấy lãi. Anh vừa có một "cua" đi các nơi trong và ngoài tỉnh để hướng dẫn cho bà con cách trồng đậu tương. "Ai hỏi gì, tôi đưa ra ngoài đồng hướng dẫn là hiểu hết, hướng dẫn trên sách dân khó hiểu lắm"- Nhà tỉ phú tâm sự.

Anh thợ máy làng

Tại hội nghị triển khai chương trình trồng cây vụ đông do Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn tổ chức tại huyện Phú Xuyên vào tháng 8 vừa qua, Nguyễn Sinh Tài là người duy nhất đến dự hội nghị bằng… máy cày. Báo cáo của anh nỏi về những cải tiến trên bánh lồng, tạo phay tự động, tạo hệ thống chống lầy cho máy… thật sự đã thuyết phục được hàng trăm đại biểu và các nhà khoa học có mặt hôm đó.

Nhà nghèo, Tài chỉ được học hết lớp 7. Tài "Mê" nghề lái máy cày lắm. Ngày mới vào nghề, Tài sửa giúp máy cho bác gần nhà, không may bị dây Cô-roa "thiến" mất một ngón tay. Chị Nguyễn Thị Nhàn, vợ anh cho biết: "Chạy máy được đồng nào là anh lại đầu tư mua sắm đồ nghề hết". Hiện anh đã có xưởng sửa chữa, bảo dưỡng 6 chiếc máy của gia đình. Làm nhiều rồi… thành thợ, nổi tiếng đến mức các chủ máy kéo trong vùng hễ có trục trặc là mời anh đến sửa. Anh nói vui: "Bây giờ chỉ cần nghe tiếng nổ là tôi biết máy bị bệnh gì rồi".

Nhiều năm anh đi cày thuê, dù rất cẩn thận nhưng vẫn bị chê làm dối. Anh cho biết: "Hiện nay, chưa có một máy làm đất nào hoàn hảo. Máy lớn thì nhả đất không đều, máy nhỏ lại không bừa được ở các ruộng lầy, sát bờ. Do đó, tôi cải tiến hai thiết bị bánh lồng ghép trượt đuôi chống lầy cho máy và bánh phay phụ tự động thích hợp với mọi địa hình". Mặt khác, các loại máy Bông Sen có nhược điểm, khi làm đất ở những vạt ruộng có độ lún từ 40-50cm thì máy sẽ bị chìm 50cm bánh lồng, bánh đuôi bị chìm hẳn, làm đầu nổi và hộp số bị quá tải, không năng suất. Bản thân người lái cũng rất vất vả, thường phải có 3 thợ thay nhau. Từ đó Nguyễn Sinh Tài đã cải tiến bánh lồng vừa tiết kiệm được 25% xăng dầu, vừa chỉ cần một người lái.

Anh cho biết thêm: "Hiện nay, máy Bông Sen nhỏ chủ yếu làm nhừ đất bằng bánh lồng, nhưng 50cm cạnh bờ thì không thể làm được. Do đó, tôi đã gia công thêm một hệ thống trục nối bằng khớp cứng, tăng vòng bị phớt và chiều dài của trục phay chính, khi cần thì nối thêm phay phụ để vạc cỏ, làm nhừ đất sát bờ rất nhanh".

Chuyện về "anh thờ máy làng" Nguyễn Sinh Tài đã có hàng loạt cải tiến để tạo ra những chiếc máy cày phát huy tác dụng ở mọi địa hình đã được đông đảo bà con nông dân Hà Tây ưa chuộng. Bây giờ 10 công nhân "đội máy cày anh Tài" làm dịch vụ quanh năm mà vẫn không hết việc. Chia tay với chúng tôi, anh nhắc lại: "Tôi sẵn sàng giới thiệu những kinh nghiệm, sáng kiến của mình cho bà con nông dân cả nước có thể áp dụng".

ĐẶNG HỮU THI - LẠI NGUYÊN THẮNG (Tin tức sự kiện)


° Các tin khác
• Nuôi bò vỗ béo, nghề dễ làm giàu tại Chợ Mới
• Đổi đời từ con tôm Càng xanh
• Anh Mai Dung: Gương sáng vượt khó, vươn lên thoát nghèo
• Phan Văn Thương, nông dân điển hình làm kinh tế, nuôi con ăn học thành đạt
• Sáng tạo vì lợi ích của nông dân.
• Đột phá để lên “vua”
• Bà “Chúa” nấm linh chi.
• Thành công trong chăn nuôi heo ở tuổi 30
• Chuyện " Anh Tư Liều "
• Trên trùn, dưới cá - Mô hình làm giàu
• Ông Thương làm giàu từ trồng chuối lùn.
• Máy tuốt lúa thương hiệu làng
• Ông chủ vườn ươm
• Nuôi cá cảnh thu 50-60 triệu đồmg/năm
• Người hiến đất, bỏ tiền mở đường liên thôn
• Nguyễn Văn Hưởng
• Nguyễn Văn Năm
• Trần Văn Xà
• Trương Thị Sáu
• Nguyễn Văn Phên
• Nguyễn Thành Long
• Huỳnh Ngọc Thành
• Nguyễn Văn Lập (Ba Lờ)
• Huỳnh Văn Dân
• Hoàng Thế Nhân
• Kim Ngọc Thi.
• Nguyễn Văn Bình
• Ngô Thị Ban.
• Nguyễn Văn Tiến
• Nguyễn Văn Hầm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb