Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Trên trùn, dưới cá - Mô hình làm giàu

Đó là mô hình của anh Nguyễn Chiến Thắng, nguyên giảng viên Học Viện Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992, vì căn bệnh bướu cổ, anh đành nghỉ dạy. Ngày nọ, khi đọc cuốn sách “Trao đổi với nông dân cách trộn thức ăn” của tác giả Nguyễn Lân Hùng, thì nghề nông âm ỉ bao năm trong lòng anh bùng phát. Bắt đầu từ những tháng ngày “tầm sư”, anh bôn ba khắp nơi học hỏi, mày mò, tra cứu tài liệu về kỹ thuật nuôi trùn quế. Năm 2001, anh mua đất với diện tích 2000m2 tại phường Phú Hữu, Quận 9, Tp HCM, dùng 500m2 làm bờ ao nuôi trùn quế và 1.500m2 làm diện tích ao nuôi các loại cá thịt. Về kỹ thuật nuôi trùn quế, anh Thắng cho biết quy trình thực hiện như sau:

CHỒ NUÔI:

Anh dùng nilong 2 màu, ngăn thành từng ô với chiều ngang 1m, chiều cao 0.5m, chiều dài 3m và nền ngăn cách với mặt đất bằng một lớp nilong. Anh dùng lá dừa làm mái chụm lại chống mưa và nắng, tạo được độ ẩm và bóng tối cho trùn sống.

CHỌN PHÂN VÀ THẢ GIỐNG:

Sau khi đã làm xong chổ nuôi, anh cho phân bò vào một lớp dày 10cm, san cho đều và dầm chúng ra. Sau đó anh dùng nước sạch tưới cho ướt phân và cho 3 kg trùn giống vào một ô. Sau đó anh dùng một tấm nilong phủ lên trên để che tối và giữ độ ẩm. Cuối cùng anh tưới nước và giữ độ ẩm ô nuôi.

CHĂM SÓC VÀ CHO ĂN:

Sau khi thả giống anh để từ 2-3 ngày mới kiểm tra. Khi thấy có trùn bò lên trên bờ mặt là tốt. Lúc đó, chúng sẽ thích nghi với chổ ở mới và bắt đầu đi tìm bạn đời để quấn nhau và sinh sản. Hàng ngày, anh đều kiểm tra ô nuôi để phòng dịch hại (như cóc, nhái, kiến, chuột,chim. . .) và giữ ẩm cho ô nuôi bằng cách tưới phun sương 2-3 lần/ ngày. Khi nhìn thấy tấm phủ sắp khô thì phải tưới ẩm ngay. Theo anh Thắng thỉ khoảng 10-15 ngày, anh lại cho thêm một lớp phân mới vào ½ ô nuôi và anh dồn phân cũ và trùn qua ½ ô còn lại. Lúc đó trùn sẽ thích ứng và tìm thức ăn mới.

THU HOẠCH:

Theo anh thắng thì thu hoạch bằng tay là tốt nhất. Vì trùn quế thường bò lên trên mặt (dưới tấm phủ) để quấn nhau. Lúc đó nhẹ nhàng nâng tấm phủ lên và nhanh chóng vơ lấy trùn và cho vào một chậu nhỏ. Trong chậu phải có một lớp phân mỏng khoảng 2-3 cm, chúng sẽ hốt hoảng chui ngay xuống lớp phân mỏng đó và dùng làm thức ăn cho đàn cá hàng ngày của anh.Còn diện tích ao, anh thả ghép 3 loại cá: chép, điêu hồng, rô phi dòng gift; cứ mỗi loại 10 kg cá giống. Anh dùng trùn quế làm nguồn thức ăn 2 lần/ ngày cho cá thịt vào sáng và chiều, buổi trưa anh cho cá ăn thêm thức ăn công nghiệp.

Qua 6 tháng nuôi, cá của anh đạt trọng lượng từ 1-1,2 kg/con vì trùn quế là thức ăn đạm cao cấp dùng cho tất cả các vật nuôi. Một năm anh thu hoạch 2 lứa cá, với sản lượng trên một tấn cá thịt. Đem lại thu nhập cho gia đình anh trên 50 triệu đồng sau khi trừ phí. Ngoài ra, anh còn bán phân trùn 1.000đ/kg và trùn quế giống 50.000đ/kg cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng /năm.

Khi tôi hỏi, tại sao lại nuôi ghép cá rô phi, điêu hồng, chép cùng một ao? Anh Thắng cho biết: “Nuôi 3 loại cá trên cùng một ao thì môi trường nước sạch và không bị ô nhiểm, cá nhanh lớn. Vì khi cho thức ăn xuống ao thì cá điêu hồng ăn trên mặt nước, cá rô phi ăn ở tầng giữa, còn cá chép ăn ở đáy ao. Và cá rô phi tạo được oxi cho 2 loại cá trên sống và phát triển nhanh.”Trước khi chia tay, anh còn bật mí với tôi một mô hình mà sắp tới anh sẽ thực hiện. Đó là: “Anh sẽ dùng phân trùn quế để sản xuất rau mầm, đạt chất lượng rau sạch mà thị trường đang ưa chuộng”.

Đặng Kiệt (Vietnam Website)


° Các tin khác
• Ông Thương làm giàu từ trồng chuối lùn.
• Máy tuốt lúa thương hiệu làng
• Ông chủ vườn ươm
• Nuôi cá cảnh thu 50-60 triệu đồmg/năm
• Người hiến đất, bỏ tiền mở đường liên thôn
• Nguyễn Văn Hưởng
• Nguyễn Văn Năm
• Trần Văn Xà
• Trương Thị Sáu
• Nguyễn Văn Phên
• Nguyễn Thành Long
• Huỳnh Ngọc Thành
• Nguyễn Văn Lập (Ba Lờ)
• Huỳnh Văn Dân
• Hoàng Thế Nhân
• Kim Ngọc Thi.
• Nguyễn Văn Bình
• Ngô Thị Ban.
• Nguyễn Văn Tiến
• Nguyễn Văn Hầm
• Chăn nuôi - trồng trọt
• Mô hình kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng (VAC)
• Mô hình luân canh dưa hấu trên chân ruộng lúa
• Mô hình tôm - lúa - rau
• Người "nông dân vượt khó"
• Tre lục trúc
• Mô hình trồng cây ăn trái
• Mô hình cải tạo vườn tạp
• Tuổi cao vẫn làm ruộng giỏi
• Mô hình trồng rau muống lấy hạt_dưa leo_bắp lai

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb