Nguyễn Văn Năm
Nguyễn Văn Năm Tổ 1, ấp Hòa Hạnh, xã Nguyễn Văn Bảnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Nguyên trước kia gia đình tôi là một hộ gia đình nghèo khó, cha mẹ mất sớm. Đến năm 21 tuổi, bà con cô bác trong dòng họ đứng ta cưới vợ cho tôi. Đồng thời cho ra ở riêng với một mái nhà tranh chỉ có cái vạc tre với của hồi môn là 5.000m2 đất do cha mẹ tôi để lại. Cuộc sống nghèo khó phải làm lụng cực khổ hàng ngày mới có cái ăn, cái mặc, ngày thì đi cấy, đi đập lúa, đêm về thì đi câu tôm chày cá. Cuộc sống cứ nấn ná như vậy trôi theo thời gian. Cuộc sống vốn dĩ đã khó, nay có thêm 4 cháu trai – cuộc sống của vợ chồng tôi lại thêm những gánh nặng. Phần lo cho con miếng ăn hàng ngày, phần lo cho con đủ ấm và điều kiện học hành, nên cuộc sống luôn khó khăn vất vã.
Mặc dù, cuộc sống có khó khăn nhưng tôi đã có quyết định hết sức táo bạo là vay tiền ngân hàng để mua thêm 5.000m2 đất gần kề bên lô đất của gia đình mình.
Có thêm đất, tôi ra sức đầu tư sản xuất nhưng “lực bất tòng tâm” nên cuộc sống vốn ngheo vẫn nghèo khó, làm lụng thì nhiều nhưng tiền của thì cũng chẳng thấy đâu. Nên tôi quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Năm 2001, gia đình tôi mới mạnh dạn lên bờ bao cao hơn đỉnh lũ các năm để dễ tiện trồng màu và chăn nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, rồi áp dụng phương pháp sạ theo hàng của Trạm Khuyến nông huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hướng dẫn.
Qua thực hiện mô hình sản xuất Trạm Khuyến nông huyện Bình Minh hướng dẫn, mô hình sản xuất nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa của tôi đạt kết quả. Nhớ lại ngày đầu khi Trạm Khuyến nông huyện Bình Minh hỗ trợ cho tôi số tôm giống bằng 10.000 con để nuôi trên diện tích là 8.000m2 đất nước. Tôm giống thả đến vụ khoảng 2 tháng rưỡi là thu hoạch.
- Tôm loại 1: 41,5kg
- Tôm loại 2: 76kg
- Tôm loại 3: 126kg
Cộng chung 03 loại tôm thịt là 243,5kg, bán được tổng số tiền là: 17.747.500đ. Sau đó, tôi mua thêm 10kg cá mè Vinh và 10kg cá rô đồng thả xuống nuôi chung. Đến khi thu hoạch, bán bình quân theo giá cả thị trường 10.000đ/kg – Như vậy, 20kg cá giống tôi thu được 600kg cá thịt, bán được 6.000.000đ.
Ngoài ra, để tận thu trên bờ bao tôi trồng được 2.500 cây ớt mỗi vụ thu hoạch được 3 tấn, bình quân 6.000/kg bán được 18.000.000đ. Trồng ớt xong, tôi trồng tiếp liên tục 3 lứa khổ qua, hai lứa đầu tiên trồng trên bờ bao, 1 lứa sau trồng dưới lề đi tưới nước, mỗi lứa trồng 75 ngày, mỗi đợt trồng 2.300 dây. Cộng chung 3 lứa khổ qua thu được 24.740kg. Bình quân bán được 2.000đ/kg, thu 49.480.000đ. Sau đó, tôi trồng tiếp theo l lứa bí đao, 3 tháng sau thu hoạch được 4 tấn, bình quân 1.000đ/kg bán được 4.000.000đ. Nối tiếp theo lứa bí đao là một lứa củ cải và dưa leo ngắn ngày đã thu hoạch trên 6 tấn, bán được 6 triệu đồng.
Riêng ở dưới ruộng một năm thu hoạch 2 vụ lúa vụ theo mùa đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân 7.000m2 thu được 245 giạ, bình quân 1 công 35 giạ. Vụ hè thu được 175 giạ, bình quân 25 giạ/ công. Cộng chung 2 vụ đông xuân và hè thu, thu hoạch 420 giạ, bán theo giá cả thị trường 30 ngàn đồng/giạ, thu được 12.600.000đ. Theo tôi, sạ lúa theo hàng làm giảm chi phí đầu tư nhiều hơn so với lúa sạ lan. Cụ thể lượng giống, thuốc trừ sâu, phân bón đều sử dụng ít hơn.
Như vậy, một mô hình của tôi trồng màu nuôi tôm trong ruộng lúa tổng thu hoạch trong 1 năm = 113.829.500đ, trừ chi phí đầu tư cho tất cả là 24.572.000đ, còn lãi là 91.257.500đ. Như vậy, sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, gai đình tôi thu lãi cao hơn trồng độc canh cây lúa gấp 10 lần.
Tôi xin tóm tắt một số kỹ thuật mà tôi đã thực hiện là:
Trước khi thả con giống tôm phải cải tạo ao, vét bùn, bón vôi, xử lý nước bằng thuốc Virkon để diệt khuẩn, tạo nguồn nước trong ao sạch bằng thuốc Robi, thả con giống khoảng 20 ngày cho ăn với thuốc Vitamince, Bcomplex, Saphatrim để phòng bệnh và tăng sức đề kháng …
Trồng màu các loại: Dùng Sunfat đồng diệt khuẩn, 1 tháng thì lúa rũ dùng thuốc Kasumin 2L, Aliyes hoặc Ridomil … Quan trọng là khâu chọn giống tốt, kháng được sâu bệnh. Và nhất là ở một vùng lũ là đỉnh đi qua lũ có hoa quả bán giá thành mới cao lợi nhuận nhiều.
Lúa 30 ngày xịt Anvil để phòng bệnh và giúp lúa phát triển tốt, dùng bản so màu lá lúa để cân bằng đôï đạm …
Đó là kinh nghiệm của tôi khi thực hiện mô hình tôm – lúa – rau kết hợp.
Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh |