Trương Thị Sáu
Trương Thị Sáu Ấp Xuân Quang, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Hiện nay, hầu hết bà con ở Hội Xuân, Cai Lậy, Tiền Giang, ai cũng biết chị TrươngThị Sáu là một phụ nữ đảm đang. Chị xuất thân từ gia đình nghèo, cha mất sớm, chữ nghĩa thì ít nhưng trách nhiệm trước gia đình thì rất nặng nề. Mẹ già mất sức lao động, bản thân chị là lao động chính lo toan cho cả gia đình. Cả nhà vỏn vẹn chỉ có 0,4 ha ruộng, 0,5 ha vườn, đây là tài sản duy nhất để kiếm sống. Nhưng vào những năm của thập niên 90 đất chỉ canh tác được 2 vụ lúa năng suất thấp, bình quân từ 16 đến 18 giạ/1công lại thường xuyên bị sâu rầy phá hại, đời sống vô cùng khó khăn.
Riêng miếng vườn thì trồng tạp nhạp đủ loại cây, giá trị kinh tế thấp như: mít, xoài lai... Đến năm 1991 - 1992 ở địa phương có một số hộ đột phá cải tạo đất ruộng từ sân xuất 2 vụ lên 3 vụ, đồng thời sử dụng giống lúa mới. Song song theo đó, phong trào cải tạo vườn tạp cũng được chú trọng, ngành nghề chăn nuôi từng bước phát triển. Chị nói: “Tôi đã thấy được và hoà nhập vào phong trào một cách nhanh chóng, với suy nghĩ: Công nhân thì bám nhà máy, xí nghiệp, còn nông dân thì bám đất, bám vườn, muốn thành công thì phải cần cù, siêng năng học hỏi, áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật, vào điều kiện sản xuất của gia đình”.
Đối với lúa tận dụng và khai thác triệt để phân xanh, phân chuồng (do chuồng hẹp nhà tôi thường xuyên nuôi 1 heo nái, 5 heo thịt). Vì thế ruộng nhà chị không bị bạc màu, và hạn chế bón phân hoá học, lại giảm được chi phí. Vã lại chị là thành viên đi trước trong ứng dụng chương trình I.P.M; cũng như luôn sử dụng các giống lúa mới, nên năng suất lúa đã tăng lên bình quân 30 giạ/công/vụ góp phần làm cho thu nhập ngày khấm khá hơn.
Về vườn: chị đã mạnh dạn chuyển đổi từ vườn tạo sang trồng chuyên cây nhãn tiêu Huế; trong quá trình chuyển đổi có thay đổi qui cách là: - Đào mương lớn khoảng 2,5 – 3m, mặt thớt 3,5m trồng một hàng cây. Mương rộng để nuôi cá và tạo được nhiều bùn để hàng năm bón cho cây, giúp cây có tán tròn, đề, năng suất cao hơn … Dưới nước thì nuôi cá tai tượng, điêu hồng, trên bờ trồng rau xanh để bổ sung thức ăn cho cá.
Mô hình V.A.C.R nghe nói thì đơn giản, song trong thực tế nuôi trồng thì mới thấy khó. Vì khi đi vào canh tác, để có giá trị kinh tế cao cần tạo vòng quay khép kín thì mới tạo hiệu quả. Mặt khác, chị cũng thường xuyên xem tài liệu, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, ban của xã, huyện về khuyến nông, Hội làm vườn, đặc biệt là chương trình phát thanh nông thôn của Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh.
Về chăn nuôi: Chị duy trì 1 heo nái, 5-7 heo thịt. Còn cá nuôi 2 loại tai tượng, điêu hồng: chọn cá giống sạch bệnh, đặc biệt chọn giống đơn tính như cá điêu hồng.
Đối với nuôi cá cần dọn ao thật kỹ, cá còn nhô cho thức ăn viên loại ATLEX An Giang và Cargill, cá lớn cho ăn thêm rau xanh – Thả 12.000 con sau 6 tháng cho lãi ròng được 25 triệu đồng.
Còn đối với cây nhãn tiêu Huế, để giữ được màu sắc tốt, chị phun :
Tilt super. Để ra hoa đồng loạt thì phun thêm KN03 với liều lượng là 100g/bình 10 lít nước hay phân NPK loại 10-30-15 hoặc các thuốc tăng đậu quân để trái mau lớn. Gần đây chị còn tìm cách điều khiển nhãn ra hoa trái vụ mà khỏi khoanh vỏ, thí dụ: Điều tiết nước trong mương, che phủ mặt liếp bằng màng phủ nông nghiệp. Củng cố cải tạo chất lượng hoa (làm cho hoa ra dài, hoa cái nhiều, ít rụng trái non) làm trái to, nhỏ hạt, đẹp màu.
Về trồng lúa: nhờ nắm bắt trình độ kỹ thuật sạ hàng, sạ thưa năng suất luôn đất từ 6-7 tấn/ha, chú trọng sản xuất lúa chất lượng cao. Như vậy tổng thu nhập các khoản của gia đình chị hàng năm được hơn 100 triệu đồng.
Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh |